Xây dựng bản mô tả công việc và tin tuyển dụng rõ ràng

 Bản mô tả công việc và tin tuyển dụng là căn cứ để ứng viên biết được mình có phù hợp với vị trí công việc hay không trước khi ứng tuyển. Nó vừa giúp nhà tuyển dụng tìm kiếm được ứng viên thích hợp ngay từ những vòng đầu, giảm được thời gian sàng lọc những ứng viên không đủ điều kiện.

Xây dựng bản mô tả công việc và tin tuyển dụng rõ ràng

Bản mô tả công việc (Job Description) cần thể hiện được các thông tin sau: Một bản mô tả công việc (job description) rõ ràng cần phải ghi những nhiệm vụ đặt ra cho từng vị trí, kỹ năng chuyên môn mà ứng viên phải có, cá tính, phẩm chất quan trọng ứng viên cần có để hoàn thành nhiệm vụ, điều kiện làm việc...

Vị trí công việc cần tuyển dụng

Những nhiệm vụ mà vị trí công việc cần làm

Yêu cầu đối với ứng viên: độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, chuyên môn, phẩm chất...

Thời gian và địa chỉ nơi làm việc

Những ghi chú nếu có: những yếu tố được ưu tiên, …

Cần có tiêu chí sàng lọc hồ sơ cho từng vị trí làm việc

Sau khi nhận được hồ sơ ứng tuyển, nhà tuyển dụng cần sàng lọc hồ sơ ứng viên, loại đi những hồ sơ không đủ điều kiện. Một trong những cách tuyển dụng nhân sự hiệu quả không thể thiếu, đó là xây dựng những tiêu chí sàng lọc cho từng vị trí công việc. Các tiêu chí cần căn cứ trên yêu cầu về ứng viên, chẳng hạn như kinh nghiệm làm việc, xếp loại tốt nghiệp, trường theo học, ngành học, kỹ năng chuyên môn...

Một số doanh nghiệp còn xem xét quá trình thuyên chuyển công tác của ứng viên là làm căn cứ sàng lọc, nếu ứng viên nhảy việc nhiều trong thời gian ngắn, đây có thể là một tiêu chí để loại hồ sơ ứng viên.

Xây dựng thương hiệu tuyển dụng

Một thương hiệu tuyển dụng tốt chắc chắn sẽ có nhiều ứng viên ứng tuyển và tìm kiếm cơ hội làm việc. Tại các tập đoàn lớn hay các công ty có thương hiệu tuyển dụng chất lượng, mỗi đợt tuyển dụng có hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn hồ sơ ứng tuyển. Điều này khẳng định, gây dựng thương hiệu tuyển dụng là một trong những cách tuyển dụng nhân sự hiệu quả nhất.

Hoạt động xây dựng thương hiệu tuyển dụng bao hàm nhiều yếu tố tác động, từ khi thu hút ứng viên, thực hiện thủ tục tuyển dụng đến khi đào tạo nhân sự, đãi ngộ đến văn hóa doanh nghiệp. Thương hiệu tuyển dụng thường gắn liền với thương hiệu doanh nghiệp. Chính bởi vậy, song song với quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp, cần xây dựng văn hóa và hình ảnh doanh nghiệp mang nét đặc trưng riêng.

Các bước xây dựng chiến lược nhân sự

Phân tích ngành của doanh nghiệp

Đối với các nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, điều cần thiết đó chính là phải hiểu được những xu hướng thay đổi của ngành. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc dự báo những yếu tố trong lĩnh vực ngành.

Một trong những vấn đề chính ở trong ngành cần phải phân tích không thể thiếu xu hướng tăng trưởng của ngành. Bên cạnh đó cũng cần phải xác định được thị hiếu của khách hàng và cả sự phân hóa thị trường. Những xu hướng cạnh tranh của các đối thủ cùng với lĩnh vực của mình cần nắm bắt rõ ràng.

Đối với xu hướng tăng trưởng của ngành đóng vai trò quan trọng tới việc ảnh hưởng của sự thiếu hụt hoặc việc công ty sẽ bị dư thừa nhân lực ở trong tương lai. Đặc biệt đối với những ngành có tốc độ phát triển tăng trưởng cao, nhu cầu về nhân lực càng ngày càng tăng lên, dẫn đến việc cạnh tranh gay gắt ở trên thị trường lao động.

Đối với xu hướng thị hiếu của khách hàng sẽ được đặt ra những yêu cầu về vấn đề điều chỉnh quy mô kinh doanh. Khi có những sự thay đổi này, ngay lập tức sẽ đặt ra những yêu cầu và kỹ năng mới của đội ngũ nhân viên.

Thực hành phân tích chiến lược, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Bạn có thể hiểu chiến lược nhân sự còn được coi như một loại công cụ để thực hiện những chiến lược kinh doanh ở trong doanh nghiệp. Hoặc nó sẽ có vai trò thực hiện hóa những định hướng hay mục tiêu của doanh nghiệp.

Định hướng chiến lược của doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp bắt đầu xây dựng chiến lược quản lý nhân sự hiệu quả, cần phải nắm rõ những vấn đề như sau:

Mục tiêu của chiến lược là gì

Định hướng của chiến lược để phát triển doanh nghiệp

Những lĩnh vực mà doanh nghiệp sẽ kinh doanh

Phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào?

Lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp

Năng lực cốt lõi và cả lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp ở trong thời gian sắp tới.

Quy trình kinh doanh cốt lõi và chuỗi giá trị của doanh nghiệp.

Quy trình tuyển dụng chuẩn 4.0 sẽ giúp doanh nghiệp gây được ấn tượng trong mắt ứng viên, chọn lọc được người phù hợp nhất và tối ưu chi phí cho hoạt động tuyển dụng.

Lập kế hoạch tuyển dụng

Lập kế hoạch tuyển dụng là bước đầu tiên trong quy trình tuyển dụng tại doanh nghiệp. Kế hoạch tuyển dụng sẽ dựa trên sự thu thập nhu cầu sử dụng nhân sự từ các phòng ban, lộ trình phát triển kinh doanh của doanh nghiệp (có mở thêm bộ phận mới, chi nhánh mới hay tăng quy mô nhân sự các phòng ban hay không?).

Khi lập kế hoạch tuyển dụng, chuyên viên nhân sự cần thực hiện các hoạt động như:

Tổng hợp kế hoạch của các bộ phận

Xin phê duyệt kế hoạch

Kế hoạch tuyển dụng được ban lãnh đạo phê duyệt

Nếu kế hoạch chưa được cấp trên phê duyệt, chuyên viên nhân sự cần trao đổi lại với trưởng bộ phận về nhu cầu sử dụng nhân sự, vị trí cần tuyển, số lượng…. để một lần nữa đề trình và xin phê duyệt từ ban giám đốc.

Thu hút ứng viên

Sau khi kế hoạch tuyển dụng được phê duyệt, HRer cần thu hút ứng viên quan tâm đến những vị trí công việc cần tuyển. Tại giai đoạn này, công việc chính của người làm tuyển dụng bao gồm:

Xác định nhu cầu tuyển dụng

Cần tuyển vị trí gì? Số lượng bao nhiêu?

Mô tả và yêu cầu công việc cần tuyển

Cách thức ứng tuyển

Hạn nộp hồ sơ

Soạn tin tuyển dụng

Viết nội dung và thiết kế poster

Chuẩn bị các thông tin tham khảo về môi trường làm việc, văn hóa DN,…

Nội dung phải phong phú, sinh động để thu hút ứng viên

Đăng tin tuyển dụng trên các kênh

Đăng trên websites công ty

Đăng trên các trang tuyển dụng thuê ngoài

Đăng trên mạng xã hội

Nhờ nhân viên trong công ty chia sẻ giúp

Theo dõi hiệu quả tuyển dụng trên các kênh

Số lượng người xem tin tuyển dụng

Số lượng người comment, chia sẻ…

Số lượng hồ sơ ứng tuyển

Một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thu hút ứng viên tại doanh nghiệp, đó là thương hiệu tuyển dụng. Một thương hiệu tuyển dụng tốt, uy tín sẽ luôn được các ứng viên săn đón, quá trình thu hút ứng viên cũng được nhiều người quan tâm ứng tuyển hơn.

Tìm kiếm ứng viên

Giai đoạn thứ 3 trong quy trình tuyển dụng là tìm kiếm ứng viên. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp có các công việc cần thực hiện như:

Tìm kiếm ứng viên trên mạng xã hội (MXH) hoặc sàn tuyển dụng, chợ việc làm, các sự kiện tuyển dụng,...

Tìm kiếm ứng viên trong kho dữ liệu ứng viên của doanh nghiệp

Cập nhật các hồ sơ ứng tuyển

Thực hiện thủ tục tuyển dụng

Thực hiện thủ tục tuyển dụng là bước quan trọng trong quy trình tuyển dụng, nó quyết định việc doanh nghiệp có chọn đúng ứng viên có tố chất phù hợp với doanh nghiệp hay không, từ những bước sàng lọc CV, phỏng vấn hay đánh giá ứng viên...

Sơ loại hồ sơ ứng viên dựa trên tiêu chí nào?

Khi sơ loại hồ sơ, cán bộ nhân sự cần đưa ra những tiêu chí rõ ràng để sơ loại ứng viên, chọn người có đủ điều kiện vào vòng kế tiếp. Khi không có tiêu chí cụ thể, cán bộ nhân sự có thể chọn những ứng viên thiếu chất lượng để thi tuyển vòng tiếp theo. Vừa tốn thời gian, công sức, vừa mất nhiều chi phí tuyển dụng.

Sắp xếp lịch phỏng vấn ứng viên

Sau khi chọn được những ứng viên qua vòng hồ sơ, tùy từng doanh nghiệp sẽ có những vòng thi tuyển khác nhau. Với các tập đoàn lớn, trước kỳ phỏng vấn thường có thêm vòng thi tuyển như GSAT, IQ, EQ…, những vòng thi tuyển này có thể tổ chức tại điểm thi hoặc làm bài thi online. Với những doanh nghiệp không có vòng thi tuyển này, các ứng viên sẽ được sắp lịch để phỏng vấn.

Đối với hoạt động phỏng vấn ứng viên, anh chị cần lưu ý các vấn đề sau:

Sắp xếp lịch phỏng vấn với hội đồng phỏng vấn

Thông báo lịch phỏng vấn với ứng viên và xác nhận sự tham gia của ứng viên

Chọn hình thức phỏng vấn trực tiếp hoặc online, tùy vào tính chất của buổi phỏng vấn, điều kiện phỏng vấn hay những yêu cầu cụ thể

Đánh giá, chấm điểm sau phỏng vấn. Nếu là vòng thi tuyển thì chấm kết quả thi tuyển của ứng viên

Cập nhật kết quả ứng viên trên hệ thống lưu trữ thông tin của bộ phận tuyển dụng

Thông báo kết quả cho ứng viên qua các kênh như email, điện thoại, SMS hay công bố kết quả trên website.

Báo cáo, đánh giá tuyển dụng

Có nhiều doanh nghiệp sau khi chọn được ứng viên đỗ phỏng vấn đi làm liền kết thúc quy trình tuyển dụng. Đây là lý do khiến hoạt động tuyển dụng của doanh nghiệp không đạt hiệu quả tối đa, chi phí tuyển dụng cao do không được review, cải tiến cho những đợt tuyển dụng trong tương lai. Bởi vậy, báo cáo, đánh giá tuyển dụng là hoạt động không thể thiếu trong quy trình tuyển dụng.

Các tiêu chí để đánh giá tuyển dụng bao gồm:

Chi phí của đợt tuyển dụng là bao nhiêu?

Kênh nào tuyển dụng hiệu quả nhất? Mỗi kênh tuyển dụng có bao nhiêu hồ sơ ứng viên? Chât lượng ứng viên ra sao?…

Hiệu quả của đợt tuyển dụng…

Mỗi tiêu chí, nhân sự nên thực hiện những báo cáo tương ứng như báo cáo chi phí tuyển dụng, báo cáo hiệu quả theo kênh tuyển dụng, nhân sự phụ trách….

Xu hướng 1: Ứng dụng marketing trong tuyển dụng – Marketing Recruitment

Bạn đã từng bị tin tuyển dụng hấp dẫn đơn giản bởi hình ảnh đẹp, câu chữ hay, vị trí tuyển dụng hấp dẫn. Đây là một thành công của người làm tuyển dụng đã biết áp ứng dụng kỹ năng marketing trong việc thu hút ứng viên.

Dựa vào những biến chuyển trong hành vi của người tìm việc, trong công tác tuyển dụng của nhà tuyển dụng (NTD) mà marketing là một phần không thể thiếu để doanh nghiệp có thể thu hút nhiều ứng viên tài năng hơn.

Hành trình tìm và nhận việc tại doanh nghiệp của ứng viên cũng giống như hành trình mua hàng của khách hàng. Tại mỗi giai đoạn, ứng viên sẽ có những hành vi khác nhau, điểm chạm khác nhau. Nhiệm vụ của nhà tuyển là tìm ra những điểm chạm ấy để tiếp cận, thu hút và thuyết phục ứng viên đầu quân cho doanh nghiệp. Tiếp cận càng nhiều, càng nhiều ứng viên nộp hồ sơ, doanh nghiệp càng có nhiều lựa chọn để tìm được những người phù hợp, xuất sắc nhất.

NTD ngoài hiểu được tâm lý ứng viên, nơi tìm kiếm ứng viên thì cần có những kỹ năng marketing để giúp tiếp cận nhiều ứng viên hơn, đúng đối tượng hơn và gây được ấn tượng của ứng viên đối với công ty.

Những kỹ năng marketing phục vụ công tác tuyển dụng hiệu quả là:

Sáng tạo nội dung (Content Creative): Hấp dẫn ứng viên ngay từ những nội dung đầu tiên của tin tuyển dụng, tin tuyển dụng dễ hiểu, mô tả đúng vị trí công việc

Phát triển kênh tuyển dụng: Fanpage tuyển dụng, website tuyển dụng hay sử dụng các mạng xã hội như Linkedin, Zalo, Facebook, …

Quảng cáo tin tuyển dụng, có thể phối hợp với bộ phận marketing để truyền thông vị trí cần tuyển dụng.

SEO: tối ưu hóa tìm kiếm website tuyển dụng trên các trang tìm kiếm thông qua từ khóa

Các điểm chạm, các kênh tiếp cận trong hành trình tìm việc và yếu tố ảnh hướng đến quyết định nhận việc của ứng viên là:

Điểm chạm: từ bài quảng cáo, tin tuyển dụng tìm kiếm trên các kênh tìm kiếm, nghe bạn bè giới thiệu, mẩu video trên truyền hình/ mạng xã hội, tin tức trên báo điện tử…

Kênh tiếp cận: Mạng xã hội (Facebook, Linkedin, Twister, Zalo,…), Website (Sàn tuyển dụng hoặc website tuyển dụng của doanh nghiệp), Báo điện tử, truyền hình, sự kiện tuyển dụng, hội chợ việc làm…

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nhận việc của ứng viên:

Thỏa thuận về công việc

Cơ hội thăng tiến, học hỏi kinh nghiệm và kỹ năng mới

Thỏa thuận về lương thưởng, đãi ngộ

Hiểu biết về văn hóa doanh nghiệp thông qua kênh bạn bè, mạng xã hội, diễn đàn việc làm chuyên môn, group review về công ty….

Xu hướng 2: Xây dựng thương hiệu tuyển dụng uy tín, chất lượng

Doanh nghiệp ngày nay không chỉ chú trọng xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, sản phẩm, mà còn cực kỳ đầu tư cho thương hiệu tuyển dụng. Đầu tư cho thương hiệu tuyển dụng là bước đi thông minh và thể hiện tầm nhìn xa của doanh nghiệp.

Dễ nhận thấy, các doanh nghiệp/tập đoàn lớn ngày càng phát triển là bởi đội ngũ nhân sự của họ tập trung rất nhiều người tài. Bởi vậy mà, để giúp doanh nghiệp đi nhanh, đi xa hơn, thu hút và tuyển dụng người tài ngay từ khi doanh nghiệp còn nhỏ là vô cùng cần thiết.

Những yếu tố góp phần nâng cao giá trị thương hiệu tuyển dụng bao gồm:

Môi trường làm việc

Năng lực của cấp lãnh đạo

Văn hóa doanh nghiệp

Cơ chế đãi ngộ

Phương thức để truyền thông thương hiệu tuyển dụng:

Xây dựng website tuyển dụng riêng

Hình ảnh về các tin tuyển dụng hấp dẫn

Sự chia sẻ từ nhân viên về vị trí tuyển dụng, thương hiệu tuyển dụng (về môi trường làm việc, văn hóa doanh nghiệp…)

Xu hướng tuyển dụng nhân sự tập trung vào việc xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng là xu hướng tất yếu trong thời đại công nghệ số. Muốn chiêu mô nhân tài vừa có tầm, có tâm, thì thương hiệu tuyển dụng là yếu tố có sức hút vô cùng lớn.

Xu hướng 3: Tự động hóa quy trình tuyển dụng với sự trợ giúp của công nghệ

Xu hướng tự động hóa quy trình tuyển dụng với sự trợ giúp của công nghệ là xu hướng tất yếu trong thời đại 4.0. Công nghệ góp phần đẩy nhanh hiệu quả, tốc độ thực hiện công tác tuyển dụng và giúp tiết kiệm chi phí, nguồn lực cho doanh nghiệp. Xu hướng này thể hiện ở việc doanh nghiệp đưa những phần mềm tuyển dụng hay công cụ hỗ trợ vào quá trình tuyển dụng.

Phần mềm tuyển dụng hay còn được gọi là ứng dụng tuyển dụng, phần mềm quản lý tuyển dụng. Phần mềm giúp hệ thống và số hóa các hoạt động trong quy trình tuyển dụng, bao gồm đăng tin tuyển dụng, nhận CV ứng viên, lọc hồ sơ, sắp xếp lịch phỏng vấn, trả kết quả qua email tự động hay đánh giá kết quả đợt tuyển dụng từ chi phí, tỷ lệ chuyển đổi hay góp phần nâng cao giá trị thương hiệu tuyển dụng, thể hiện sự chuyên nghiệp trong công tác tuyển dụng với ứng viên...

Lợi ích của phần mềm quản lý tuyển dụng:

Tiết kiệm thời gian cho cán bộ nhân sự so với khi thực hiện công việc thủ công

Đánh giá được hiệu quả tuyển dụng để có điểu chỉnh trong những đợt tuyển dụng trong tương lai, giúp nâng cao cả chất và lượng trong việc thu hút và chiêu mộ nhân tài

Giảm chi phí tuyển dụng tới 30%

Xu hướng 4: Xây dựng kho dữ liệu ứng viên tiềm năng của riêng doanh nghiệp

Xu hướng Big Data được ứng dụng trong mọi hoạt động vận hành của doanh nghiệp, trong đó có tuyển dụng. Mỗi doanh nghiệp nên xây dựng kho dữ liệu ứng viên của riêng mình, bao gồm hồ sơ nhân sự đang làm việc, đã phỏng vấn, nộp hồ sơ, và ngay cả những thông tin ứng viên thu thập được.

Talent Pool – thuật ngữ không xa lạ với những HRer chuyên nghiệp. Quản lý ứng viên tiềm năng, tức là quản lý thông tin những ứng viên chất lượng có thể phù hợp với một vị trí công việc trong tương lai, hoặc vị trí công việc hiện tại nhưng chưa có chỗ trống.

Kho dữ liệu ứng viên giúp doanh nghiệp tận dụng được nguồn ứng viên miễn phí. Kho dữ liệu càng dày thì doanh nghiệp càng có nhiều sự lựa chọn. Có thể ứng viên không thích hợp với doanh nghiệp ở hiện tại nhưng lại phù hợp với một vị trí làm việc trong tương lai.

Xu hướng 5: Tận dụng tuyển dụng qua kênh Referral

Referral là kênh tuyển dụng uy tín, giá rẻ giúp cán bộ nhân sự tổng hợp được thông tin ứng viên thông qua sự giới thiệu từ các mối quan hệ: bạn bè, nhân viên, đồng nghiệp, người thân…

Lý do mà đây là xu hướng tuyển dụng năm 2019, 2020 là vì những lợi ích không thể chối cãi mà nó đem lại. Cụ thể là:

Tiết kiệm thời gian trong khâu đăng tuyển trên nhiều kênh tuyển dụng

Tiết kiệm chi phí, đây đa số là cách tìm kiếm nhân tài free, không mất phí như việc đăng tin trên các sàn tuyển dụng

Chất lượng ứng viên khá đảm bảo, bởi đa số những người được giới thiệu là người có năng lực hoặc có tố chất phù hợp với vị trí tuyển dụng.

Tìm hiểu thêm diễn đàn blog tổng hợp viết vui là chính với nhiều chủ đề hấp dẫn như chuyện hài hước, phong thuỷ, Mua nhà mới 6 món không được dùng lại của chủ cũ dù bất kỳ lý do gì, các mẫu thiệp đẹp,... xem tại: https://www.dongkhai.com/

About Kiến Minh

CƠ SỞ MAY ĐỒNG PHỤC SPA - TMV GIÁ RẺ UY TÍN TP.HCM May đồng phục Spa, Tmv, Văn phòng, Quán ăn, Học sinh, Gò Vấp - TpHCM Hotline + Viber + Zalo: 0972 87 15 18 ( Ms. Nguyệt ) Email: nguyethey@gmail.com Website: https://Maula.vn Fb: https://vi-vn.facebook.com/dongphucgiareSG/ Bản đồ: https://goo.gl/maps/p4BqngdP4tH2
    Blogger Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

CHAT 💬 ZALO

CHAT 💬 FACEBOOK