Vai trò của quản trị nhân sự là gì?
Như chúng tôi đã đề cập, quản trị nhân sự có những ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ hoạt động và phát triển của một doanh nghiệp. Vậy, những vai trò chính xác của công việc này và những việc làm cụ thể của một người chuyên về nhân sự bao gồm những gì?
Có thể nói, vai trò và chức năng quản trị nguồn nhân sự liên quan đến các công việc hoạch định nhân sự, tuyển mộ, chọn lựa, hướng dẫn, đào tạo, huấn luyện và phát triển nghề nghiệp của nhân viên.
Quản lý chính sách và đề ra chính sách liên quan đến tài nguyên nhân sự
Bộ phận quản trị nhân sự đóng vai trò chủ yếu trong việc quản lý chính sách, nhằm đảm bảo rằng chính sách do Nhà nước qui định được thực hiện đúng và đầy đủ trong doanh nghiệp.
Không chỉ vậy, những người làm quản trị nhân sự còn có trách nhiệm phải đề ra và giải quyết các chính sách trong phạm vi của doanh nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức.
Thứ nhất, công tác tuyển dụng – Recruitment
Một công ty mới được thành lập, một chi nhánh được mở thêm, quy mô doanh nghiệp đến lúc bành trướng, kế hoạch đào tạo nhân lực kế thừa hàng năm, một dự án mới đang chờ người thực hiện hay đơn giản hơn là một nhân viên xin thôi việc. Vậy là công tác tuyển dụng bắt đầu được thực hiện.
Từ việc tiếp nhận đề xuất, lên kế hoạch tuyển dụng đột xuất/hàng năm cho đến việc đăng tin tuyển mộ, sàng lọc hồ sơ, “setup” và tiến hành phỏng vấn, kết thúc là gửi thư mời/ký kết hợp đồng thử việc chính là công cuộc “khai sinh” cho một người lao động trong tổ chức – Đây là một trong những nhiệm vụ của phòng nhân sự.
Tùy vào nhu cầu nhân lực tại từng thời điểm mà tuyển dụng được phân thành: Tuyển mới - Tuyển thay thế - Tuyển “back-up”.
Thứ hai, công tác Đào tạo – Training
Đào tạo hội nhập hay đào tạo định hướng tân binh là việc đầu tiên mà doanh nghiệp cần thực hiện khi đón tiếp nhân viên mới, nhằm phổ biến nội quy lao động, tuyên truyền cho họ về mục tiêu - kế hoạch phát triển, văn hóa của doanh nghiệp để giúp cho người lao động sớm hòa nhập tại môi trường mới.
Đào tạo phát triển chuyên môn - tay nghề (định kỳ hàng tháng – hàng quý – hàng năm tùy thuộc vào loại hình/lĩnh vực hoạt động và nhu cầu của doanh nghiệp) nhằm mục đích củng cố, nâng cao kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ và tay nghề cho người lao động đáp ứng yêu cầu công việc, phát hiện nhân tố nòng cốt để xây dựng nguồn kế cận và tạo cơ hội cho “sự chuyển mình” của người lao động trong tổ chức.
Thứ ba, công tác C&B
Với dân nhân sự thì thuật ngữ C&B không có gì là xa lạ. C&B là từ viết tắt của Compensation and Benefit - Cụm từ chỉ người/bộ phận phụ trách mảng tiền lương và phúc lợi cho người lao động trong công ty.
Đây là công việc đòi hỏi phải nắm chắc và thường xuyên cập nhật các văn bản pháp lý liên quan đến luật, chế độ chính sách…để có thể kịp thời trả lời những thắc mắc của người lao động cũng như tư vấn cho người sử dụng lao động, song song với việc xây dựng và điều chỉnh các nội dung liên quan đến chính sách phúc lợi phù hợp với pháp luật lao động hiện hành.
Cán bộ C&B được coi là “mũi giác công có sức chiến đấu mạnh mẽ nhất” trong vấn đề đảm bảo quan hệ lao động được duy trì và phát triển bởi các đặc thù mà lĩnh vực này mang lại.
Thứ tư, công tác Đánh giá - Xếp loại – Khen thưởng - Kỷ luật lao động
Công tác đánh giá - xếp loại nhân viên/bộ phận dựa trên ý thức – tinh thần làm việc và KPIs cho từng nhóm đối tượng được thực hiện định kỳ, phục vụ cho mục đích khen thưởng - kỷ luật là một phần không thể thiếu của phòng nhân sự.
Kỷ luật lao động và xem xét trách nhiệm vật chất: bộ phận nhân sự đóng vai trò tham vấn và đại diện người sử dụng lao động ra quyết định cuối cùng.
"QC" CƠ SỞ MAY ĐỒNG PHỤC GIÁ RẺ UY
TÍN TP.HCM
Hotline + Viber + Zalo: 0972 87 15 18 ( Ms. Nguyệt )
Email: nguyethey@gmail.com
Bản đồ: https://goo.gl/maps/p4BqngdP4tH2
0 nhận xét:
Đăng nhận xét