Trở thành một tấm gương tốt
Một khi đã trở thành người đứng đầu bộ phận hay phòng ban nào đó, bản thân người quản lý càng phải chú ý đến hành động của mình. Có cấp bậc cao hơn người khác không đồng nghĩa là bạn được phép đến muộn, về sớm hay đưa ra những quy định khắt khe nhưng chính mình lại không thực hiện đúng.
Quản lý hay nhân viên thì cũng cần hoàn thành công việc thật tốt, thậm chí khi bạn mang trọng trách là người dẫn đầu thì phải gánh vác việc khó khăn và nặng nhọc hơn. Hãy tích cực tuân theo quy định công ty, tác phong làm việc chuyên nghiệp và luôn có trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao đồng thời nắm chắc kỹ năng quản lý nhân viên, chắc hẳn mọi người sẽ lắng nghe và tin tưởng bạn.
Lắng nghe nhân viên
Lắng nghe là kỹ năng tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng thực hiện được. Nhân viên chính là người tiếp xúc và trực tiếp giải quyết công việc, họ sẽ biết được đâu là ưu và nhược điểm. Do đó, những góp ý của họ sẽ rất có ích cho việc nâng cao năng suất và chất lượng công việc.
Một khi chịu lắng nghe tiếng nói của cấp dưới, bạn không chỉ thu được sự tín nhiệm mà còn hiểu tâm tư, nguyện vọng của họ. Từ đó, những chính sách, giải pháp đặt ra sẽ được thực hiện tốt hơn và quá trình quản lý trở nên thuận lợi hơn. Đây cũng là cách để người quản lý xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên và giảm bớt khoảng cách cấp bậc trong môi trường công sở.
Phân chia công việc hợp lý
Người dẫn đầu không chỉ cần có kỹ năng quản lý nhân viên mà còn phải biết cách phân chia công việc hợp lý. Cho dù bạn tài giỏi đến đâu thì cũng không thể làm hết tất cả mọi việc. Một nhà lãnh đạo giỏi phải biết cách dùng người, đủ kinh nghiệm để nhìn ra năng lực của từng cá nhân, từ đó dựa vào thế mạnh của mỗi nhân viên để giao việc phù hợp.
Muốn thực hiện điều này, bạn nên quan tâm đến nhân viên để biết được sở trường, năng lực của từng người. Từ đó, công việc được giải quyết hiệu quả và nhân viên cũng có cơ hội thể hiện điểm mạnh của mình và cảm thấy cấp trên là người thấu tình đạt lý.
Hòa đồng và vui vẻ với nhân viên
Bạn không nên xây dựng hình ảnh độc đoán, lạnh lùng, tách mình ra khỏi tập thể khi trở thành sếp. Mặc dù mỗi cá nhân sẽ có cách thể hiện cảm xúc khác nhau nhưng một nhà lãnh đạo giỏi thường là người hòa đồng, vui vẻ và lịch thiệp. Các buổi đào tạo nhóm hay hoạt động tập thể sẽ là sợi dây vô hình kết nối cấp trên với nhân viên, giúp mọi người thấu hiểu và gắn kết hơn.
Công nhận thành tích của cấp dưới
Nhân viên sẽ có động lực làm việc và gắn bó với doanh nghiệp hơn khi họ thấy công sức mình làm ra được công nhận. Lời động viên, khen ngợi từ cấp trên, đặc biệt là trước tất cả mọi người sẽ khiến nhân viên cảm thấy hãnh diện và vui vẻ, cống hiến nhiều hơn cho công ty. Không chỉ vậy, họ còn có thể cởi mở hơn trong việc chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ những đồng nghiệp khác cùng tiến bộ.
Chấp nhận đối mặt và sửa sai
Chấp nhận đối mặt với sai lầm và sửa đổi sẽ giúp bạn trưởng thành hơn, nếu may mắn đó sẽ trở thành bước đệm cho những thành công mới trong tương lai. Tuy vậy, không phải ai cũng có thể nhìn nhận sai lầm của mình, rất nhiều nhà lãnh đạo gặp khó khăn khi làm điều đó.
Dũng cảm thừa nhận điểm yếu của bản thân là việc không hề dễ dàng. Một khi làm được thì bạn không chỉ chiến thắng cái tôi của mình mà còn tạo cảm hứng cho nhân viên tích cực nhìn nhận lỗi sai và dần hoàn thiện bản thân.
Có kỹ năng ra quyết định
Nếu muốn trở thành người lãnh đạo giỏi, bạn nên trang bị cho mình kỹ năng ra quyết định nhanh chóng và chính xác. Để triển khai ý tưởng một cách có hiệu quả đòi hỏi người dẫn đầu phải biết “nhìn xa trông rộng”, đánh giá và dự báo được rủi ro cũng như lợi ích của sự việc. Tuy nhiên, đây không phải là kỹ năng có thể đạt được trong thời gian ngắn. Bạn nên thường xuyên nâng cao kiến thức, tích lũy kinh nghiệm trong công việc lẫn cuộc sống hằng ngày.
Luôn cố gắng học hỏi
Thế giới xung quanh luôn có những biến đổi không ngờ đến, vì thế, bạn luôn phải học hỏi không ngừng nghỉ mới có thể bắt kịp thời đại. Đây chính là cách để nhà lãnh đạo hoàn thiện bản thân, tích lũy kinh nghiệm nhằm chống đỡ lại sức ép của thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Bạn cũng có thể tạo động lực cho nhân viên không ngừng nâng cao kỹ năng và học hỏi để tiến bộ trong công việc.
Công bằng, chính trực
Công bằng ở các doanh nghiệp thường được hiểu là chế độ thưởng – phạt luôn rõ ràng và công tâm. Tất cả nhân viên đều là một phần không thể thiếu của công ty. Vì thế, đối với bất kỳ cá nhân nào, bạn cũng nên tôn trọng họ và đối xử thật công bằng, không thiên vị. Nhân viên sẽ thật sự tin tưởng, lắng nghe nếu bạn xử sự và giải quyết công việc một cách ngay thẳng.
"QC" CƠ SỞ MAY ĐỒNG PHỤC GIÁ RẺ UY
TÍN TP.HCM
Hotline + Viber + Zalo: 0972 87 15 18 ( Ms. Nguyệt )
Email: nguyethey@gmail.com
Bản đồ: https://goo.gl/maps/p4BqngdP4tH2
0 nhận xét:
Đăng nhận xét