Khi phỏng vấn, bạn cần phải biết cách thể hiện tài năng của mình trước nhà tuyển dụng

Bạn có biết phỏng vấn cũng là một nghệ thuật và người phỏng vấn là một nghệ nhân? Bằng tất cả những kĩ năng, thông minh và tinh tế vừa đủ, bạn có thể để lại ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, bạn phần nào cũng đã quảng cáo thành công hình ảnh của mình. Thế nhưng, làm thế nào để bạn không trở thành một người khoe mẽ?



Khi phỏng vấn, bạn cần phải biết cách thể hiện tài năng của mình trước nhà tuyển dụng. Thông qua các câu trả lời, cũng như trao đổi, bạn nên biết cách “khoe khéo” bản thân mình, không nên quá vồ vập hay thao thao bất tuyệt về điểm mạnh của mình. Cách thể hiện đó sẽ ngay lập tức phản tác dụng và bạn sẽ mất điểm ngay trong mắt nhà tuyển dụng. Vì vậy, bạn nên tham khảo những tuyệt chiêu dưới đây để có thể “khoe khéo” tài năng của mình nhé!

1. Bạn có thư giới thiệu? Đừng quên mang theo!

Không có cách nào “quảng cáo” bản thân mình tốt hơn là cho nhà tuyển dụng thấy được những người xung quanh nhận xét gì về bạn. Nếu bạn có thư giới thiệu hay những lời khen của sếp cũ thì đừng ngần ngại “khoe” chúng. Thay vì nói quá nhiều về bản thân, bạn nên “nhường” công việc đó cho những người đã từng hợp tác làm việc cùng bạn. Nhà tuyển dụng sẽ tin tưởng hơn vào những gì bạn thể hiện và xem đó là điểm quan trọng để cân nhắc lựa chọn bạn. Tài năng của bạn đã khéo léo được thể hiện một cách ấn tượng rồi đấy.

2. Biết rõ mục tiêu và định hướng nghề nghiệp bản thân

Một trong những điều gây ấn tượng nhất trong mắt nhà tuyển dụng là ứng viên của mình hiểu rõ giá trị bản thân và có mục tiêu rõ ràng trong tương lai. Bạn có thể không cần đề cập quá nhiều đến thế mạnh của mình, chỉ cần bạn thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn đang theo đuổi những gì và cần phải làm gì để đạt được điều đó. Cách thể hiện này vừa khéo léo lại vừa làm nổi bật bạn hơn rất nhiều.Tài năng chỉ được bộc lộ khi bạn được làm đúng với sở trường, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao bạn vì cách bạn “khoe khéo” bản thân một cách thông minh.

3. Tập trung vào những kinh nghiệm liên quan – ngắn gọn, thu hút

Kinh nghiệm thực tế luôn được các nhà tuyển dụng quan tâm nhất trong các buổi phỏng vấn. Liệu bạn có phù hợp với vị trí công việc hay không? Liệu bạn đã từng đảm nhận những trách nhiệm đó chưa? Để trả lời cho những câu hỏi đó, bạn cần lựa chọn những kinh nghiệm nào gắn liền với thực tế và khiến chúng nổi bật bằng cách nói ngắn gọn, thẳng vào trọng tâm. Đây có thể coi là cách đơn giản nhất để bạn giới thiệu bản thân nhưng lại vô cùng thu hút nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, không vì vậy mà bạn nói quá nhiều về bản thân, ba hoa và lan man, cái “khoe khéo” ở đây là việc bạn biết lồng ghép những tình huống mà bạn đã xử lý, cách bạn giải quyết rắc rối ở những công việc trước. Bằng những câu chuyện thực tế, bạn đã tự “đánh bóng” bản thân mình rồi đấy.

4. Hãy nói về đam mê thay vì chỉ chăm chăm vào kĩ năng

Chỉ với những lời khẳng định thế mạnh bản thân, nhà tuyển dụng sẽ không thể hoàn toàn tin tưởng vào khả năng của bạn. Chính vì vậy, bạn đừng nên chăm chăm đề cao những thế mạnh của mình một cách quá tự tin, thay vào đó, bạn có thể thể hiện chúng bằng cách nói về đam mê của chính mình. Bạn nên chia sẻ rằng bạn thật sự yêu thích công việc đội nhóm, bạn luôn nhìn mọi mặt của vấn đề theo hướng lạc quan hay bạn đã từng rất hào hứng vì nắm giữ một vị trí quan trọng trong môi trường làm việc nào đó. Hãy khéo léo cho nhà tuyển dụng thấy đam mê của bạn, và cách bạn thực hiện đam mê của mình ra sao. Tất cả những điều đó sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

5. Đặt ra những câu hỏi hay

Bạn không nên để bản thân mình vào thế bị động trong buổi phỏng vấn. Hãy chủ động và “khoe khéo” khả năng của mình bằng cách đặt ngược lại các câu hỏi hay và thể hiện rằng bạn đang mong muốn được trao đổi. Qua những câu hỏi hay, nhà tuyển dụng có thể đánh giá bạn thật sự quan tâm đến công việc, cũng như thấy được khả năng và tầm nhìn của bạn trước một vấn đề. Sự thông minh và khéo léo trong cách bạn đặt câu hỏi đã thể hiện thật tốt tiềm năng, cũng như khả năng của bạn trong mắt nhà tuyển dụng.

” Giới thiệu bản thân ” hãy chú trọng , đừng nghĩ đơn giản

Bước vào một cuộc phỏng vấn, ứng viên bao giờ cũng có chút hào hứng xen lẫn lo âu. Có thể, bạn trả lời các câu hỏi nhà tuyển dụng đưa ra một cách nhanh chóng và đúng hướng nhưng bạn vẫn không lọt vào “mắt xanh” của họ. Ngay cả khi bạn là ứng viên hoàn hảo cho vị trí công việc đó, bạn vẫn không được chọn nếu như những gì bạn thể hiện không để lại ấn tượng gì với nhà tuyển dụng.

Đối với những người tìm việc, các khung câu hỏi luôn để mở chứ không khuôn vào bất cứ một cách trả lời cố định nào. Vì thế, hãy tận dụng sự thoải mái lúc này để đưa ra câu trả lời ấn tượng.

Tuy nhiên, có một câu hỏi mà hầu như nhà tuyển dụng nào cũng đưa ra nhưng lại không nhiều ứng viên trả lời thành công “Hãy giới thiệu một chút về bản thân“. Câu hỏi nghe có vẻ rất đơn giản nhưng để trả lời thế nào cho ấn tượng lại chẳng dễ dàng gì.

Khi Charles Dickens bắt đầu câu chuyện về David Copperfield, một cuốn tiểu thuyết mang đậm nét tự truyện với nhiều chi tiết được chắt lọc từ chính cuộc đời tác giả, nhà văn đã đưa ra thông tin mình sinh ra ở đâu, vào thời điểm nào và đã lớn lên như thế nào… Và đó là độ đậm đặc của thông tin cá nhân trong tác phẩm.

Với nhà tuyển dụng, họ không cần phải biết những thông tin về thời thơ ấu của bạn mà chỉ quan tâm đến trình độ chuyên môn, kinh nghiệm việc làm của ứng viên. Vì thế, đừng có ngồi kể về thời thơ ấu, về tình trạng hôn nhân, về công ty hiện tại và mong muốn của bạn… bởi những thông tin này nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể nắm được qua tìm hiểu bên ngoài chứ không nhất thiết phải có một cuộc phỏng vấn. ” Hãy nói điều họ muốn đừng nói điều bạn muốn ” . Họ muốn nghe là kỹ năng bạn có, lợi ích bạn có thể mang lại cho công ty.

Thực tế, có nhiều cách để trả lời câu hỏi này nhưng phải tùy thuộc vào từng giai đoạn trong sự nghiệp của bạn để có câu trả lời tốt nhất.

– Bạn đang là sinh viên

Bạn vừa đi học vừa muốn tìm công việc làm bán thời gian để kiếm thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống. Bạn đang ở giai đoạn mà học tập và trang bị kiến thức là quan trọng nhất. Nếu bạn có kinh nghiệm làm việc, hãy đề cập đến nó một cách khéo léo để nhà tuyển dụng hiểu rằng, bạn vẫn chú tâm vào việc học hành nhưng cũng không ít kinh nghiệm làm việc part-time.


Câu trả lời của bạn không nên mang nội dung đại ý như: Tôi thường không có mặt ở lớp đúng giờ bởi vì ngủ dậy muộn, vì thế, tôi cần ngày cuối tuần để nghỉ ngơi”. Thay vào đó, bạn nên nói rằng, là một sinh viên, bạn dành phần lớn thời gian để học hỏi, nghiên cứu nhưng bạn cũng có thời gian làm thêm, bán hàng vào mùa hè, những dịp lễ tết nên có khá nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này…

– Bạn vừa mới tốt nghiệp

Khi tuyển dụng những sinh viên vừa tốt nghiệp, nhà tuyển dụng cũng hiểu rằng họ không thể mong muốn ở những ứng viên này sự dày dạn kinh nghiệm, kỹ năng chuyên nghiệp được. Thậm chí, họ chấp nhận việc đào tạo thêm cho các bạn tân cử nhân một thời gian trước khi bắt đầu cống hiến cho công ty.

Vì thế, khi nhà tuyển dụng yêu cầu “giới thiệu về bản thân”, đừng nên trả lời theo kiểu “tôi vừa mới tốt nghiệp và đã có một loạt các ý tưởng để cải thiện công ty của bạn. Công ty đang có rất nhiều điểm không tốt”… Bởi những nội dung này không gây được sự chú ý của nhà tuyển dụng, vì dù sao, bạn cũng chỉ mới chập chững vào đời, và sự thật bạn không thể lấy được lòng tin với người bạn mới gặp lần đầu .

Thay vào đó, bạn nên giới thiệu mình tốt nghiệp với điểm số bao nhiêu. Với những kiến thức có được, bạn hy vọng sẽ có nền tảng để bắt đầu công việc và mong muốn được làm việc, học hỏi nhiều từ các nhà lãnh đạo, các nhân viên kỳ cựu của công ty.

– Bạn đang ở giai đoạn giữa trên con đường sự nghiệp và muốn đổi nghề

Bạn làm việc lâu năm ở một ngành nghề quen thuộc và bây giờ muốn đổi nghề, muốn khám phá những lĩnh vực khác. Nguyên nhân chính là do họ đã phát triển rất nhiều kỹ năng, kinh nghiệm nhưng công việc hiện tại chưa giúp họ phát huy tốt những gì mình có. Vì thế, họ mong muốn ngành nghề mới sẽ cho họ cơ hội khẳng định bản thân.

Khi được yêu cầu giới thiệu về bản thân, bạn đừng nên nói “toạc móng heo” rằng, bạn có đầy đủ kinh nghiệm ở ngành này và không có chút kinh nghiệm gì ở ngành mới cả.

Bạn nên tâm sự một cách chân thành, bao nhiêu năm qua, tôi đã làm việc và cống hiến hết mình cho công việc nhưng tôi cảm thấy đó chưa phải là “mảnh đất” cho mình phát triển. “Với những kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân, tôi muốn thử mình ở lĩnh vực mới và hôm nay tôi đến đây để trao đổi với các bạn xem liệu chúng ta có thể hợp tác cùng nhau không. Tôi nghĩ rằng dù các nghành có khác nhau nhưng các kỹ năng cần có thì đa phần đều giống nhau”. Cách nói đó sẽ khiến nhà tuyển dụng ít nhiều hài lòng và giúp bạn thành công hơn.

– Bạn sắp đến tuổi “nghỉ hưu”

Dù đã cống hiến nhiều năm trong công việc và sắp đến lúc nghỉ ngơi, nhưng bạn không hề muốn phải ngồi yên khi chưa truyền đạt kinh nghiệm, kỹ năng của bạn thân cho thế hệ sau. Vì thế, bạn vẫn muốn tiếp tục làm việc theo kiểu part-time hoặc hợp đồng ngắn hạn.

Đối diện với nhà tuyển dụng, đừng nói rằng bạn đã làm việc đủ rồi và bây giờ muốn các công nhân trẻ theo gương của bạn, bạn muốn thêm thu nhập và có nhiều niềm vui trong cuộc sống.


Thay vào đó, hãy nói với nhà tuyển dụng rằng, bạn đã chứng kiến sự phát triển của ngành này trong nhiều năm qua và luôn háo hức để cống hiến. Với kinh nghiệm của bản thân, bạn tin chắc rằng có thể giúp công ty có hướng đi tốt hơn.

Nghĩa là, tùy theo từng giai đoạn trong cuộc đời, bạn hãy chú ý để chọn cho mình cách giới thiệu bản thân phù hợp. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được những gì bạn có và có thể cống hiến cho công ty những gì.

Câu hỏi "ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU" khó hay dễ?

Bản thân mình đã trải qua rất nhiều buổi PV, hãng có trong nước cũng có và hầu như mỗi lần PV các nhà tuyển dụng đều đặt cho mình câu hỏi “ Hãy trình bày Điểm mạnh, điểm yếu của bản thân em”.

Và bản thân mình đánh giá việc trả lời câu hỏi về điểm mạnh cũng như điểm yếu của bản thân có lẽ là phần khó khăn nhất trong một cuộc phỏng vấn. Có thể mọi người sẽ nghĩ chỉ cần chuẩn bị 1 câu trả lời và nó có thể áp dụng cho mọi công ty, mọi nhân sự nhưng với mình lại nghĩ khác nên chuẩn bị những câu trả lời phù hợp với từng công ty, từng vị trí tuyển dụng. Để không bị bất ngờ trong câu hỏi này, mình có 1 số lời khuyên dành cho các bạn.

Là 1 ứng viên tiềm năng cho 1 vị trí của công ty, nếu bạn nhận được hỏi câu hỏi từ nhà tuyển dụng là "Hãy trình bày Điểm mạnh, điểm yếu của bản thân?" trong một buổi phỏng vấn, với mình điều quan trọng nhất là hãy nhấn mạnh vào những gì bạn giỏi, bạn làm tốt nhất, và hãy giảm thiểu - nhưng phải thành thật về - những gì bạn chưa giỏi, chưa tốt.

Mình sẽ đưa ra 2 câu trả lời của 2 bạn và phân tích để cho các bạn dễ hình dung hơn.

Giả sử tham gia buổi pv có hai bạn – tạm gọi là Phú và Hà - cho buổi phỏng vấn vị trí TDV công ty XYZ . Như thường lệ, một trong những câu hỏi phỏng vấn là về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.


Đầu tiên là Phú. Khi được hỏi, "Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?" Phú trả lời, "Điểm mạnh của tôi là, tôi là một người chăm chỉ, nhiệt tình, trách nhiệm điểm yếu của tôi là hay bị quên những chi tiết nhỏ trong công việc"

Bản thân mình đánh giá với câu trả lời này là không hề sáng tạo và sẽ không để lại được ấn tượng trong suy nghĩ của nhà tuyển dụng. Hầu hết các bạn khi đi pv đều nghĩ nếu mình nhận được công việc này mình sẽ là 1 TDV tốt như câu trả lời của bạn Phú ở trên, - vậy có ai sẽ thực sự thừa nhận mình không phải là một TDV chăm chỉ, trách nhiệm, nhiệt tình không  ? Ngoài ra, điểm yếu của Phú thật ra không phải là 1 điểm yếu gì đó quá lớn và có thể khắc phục được nhưng ở đây Phú chỉ nếu ra được điểm yếu của mình và trong câu trả lời không đưa ra được giải pháp cải thiện điểm yếu này như thế nào.

Bây giờ đến lượt bạn thứ 2 là Hà. Bạn ấy cũng gặp khó khăn với câu hỏi này.

"Điểm yếu của em là không có kinh nghiệm

Điểm mạnh của em theo em nghĩ là kỹ năng giao tiếp tốt, chăm chỉ, năng động” Bạn Hà lắp bắp trả lời.

Câu trả lời điểm yếu của bạn Hà ở đây là không có kinh nghiệm, với vị trí ưu tiên các bạn mới ra trường thì điểm yếu không có kinh nghiệm sẽ được nhà tuyển dụng bỏ qua ( hoặc sẽ chờ đợi bạn giải quyết vấn đề không có kinh nghiệm như thế nào?) và nhà tuyển dụng sẽ chờ đợi bạn sẽ đưa ra 1 điểm yếu khác nữa.

Còn điểm mạnh bạn Hà đưa ra là kỹ năng giao tiếp tốt nhưng trong quá trình phỏng vấn Hà tỏ ra là không tự tin, câu trả lời lắp bắp. Nghiễm nhiên nhà tuyển dụng sẽ suy nghĩ trong đầu là thằng này đang chém gió và thể hiện sự không trung thực trong câu trả lời.

Vậy cách tốt nhất để trả lời câu hỏi phỏng vấn phổ biến này là gì?

Đánh giá điểm yếu của bạn

Cùng bắt đầu từ phần khó nhất - những điểm yếu của bạn nhé. Đây có lẽ là một phần đáng sợ nhất của câu hỏi. Mọi người đều có những điểm yếu, nhưng ai lại muốn thừa nhận chúng, đặc biệt trong cuộc phỏng vấn?

Một số ví dụ về điểm yếu bạn có thể đề cập đến bao gồm:

Quá coi trọng bản thân

Cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người

Kỹ năng sử dụng các phần mềm máy tính PP, Word, Excel không giỏi.


Cách tốt nhất để xử lý câu hỏi này là giảm thiểu các điểm yếu và nhấn mạnh những mặt tích cực. Chọn một đặc điểm và đưa ra một giải pháp để khắc phục điểm yếu của bạn.

Ví dụ 1: "Em phải thừa nhận điểm yếu của em là đôi khi hay bỏ lỡ những chi tiết nhỏ, với hay quên nhưng em luôn đảm bảo rằng công việc luôn được hoàn thành với mức độ chính xác cao do em thuong nhờ anh chị trong team kiểm tra lại giúp em, bên cạnh đó đối với các công việc nhỏ, tiểu tiết em thường note lại để tránh bỏ sót chúng".

Ví dụ 2: “ Điểm yếu của em là thiếu kinh nghiệm làm việc trong môi trường hãng so với các anh chị khác. Nhưng em nghĩ với kiến thức, kỹ năng, năng lực em được học cũng như đã trau dồi trong thời gian còn là sinh viên em chắc chắn sau 3 tháng em sẽ cải thiện được điểm yếu này và đảm bảo hoàn thành tốt công việc trên địa bàn”

Đánh giá điểm mạnh của bạn

Phần này theo mình cũng quan trọng không kém so với việc nêu điểm yếu bản thân. Các bạn hãy đánh giá kỹ năng của bạn để xác định điểm mạnh của bạn. Đây là một sự luyện tập, học hỏi trong 1 quá trình dài có giá trị trước khi phỏng vấn. Bản thân mình chia điểm mạnh thành ba phần chính đó là Kiến thức, thái độ và kỹ năng.

Tùy vào vị trí bạn phỏng vấn, địa bàn bạn phỏng vấn, sản phẩm bạn phỏng vấn, sếp phỏng vấn bạn… để lựa chọn ra cho mình 3 điểm mạnh(mình nghĩ kể 3 điểm mạnh là đủ) phù hợp nhất trong số rất nhiều điểm mạnh của bạn (Mình không cổ súy việc chém gió ở đây, vì chém gió các sếp sẽ dễ dàng nhận ra trong cách trả lời của bạn).

Kiến thức: Được học trên ghế nhà trường, tôi rèn trong quá trình đi làm cũng như đi làm thêm.

+ Đọc hiểu kiến thức bệnh học.

+ Đọc hiểu tài liệu tiếng anh( pv 1 số nhóm chuyên sâu như Ung thư,… cần kỹ năng này rất nhiều)

+ Phân tích số liệu, phân tích địa bàn

Thái độ: bản thân mình có và trui rèn qua các công việc thường ngày.

+ Chăm chỉ.

+ Nhiệt tình

+ Kiên nhẫn

+ Sáng tạo

+ Chủ động trong mọi công việc

+ Hăng hái, năng động.

+ Cầu tiến

Kỹ năng: Bản năng hoặc là được trui rèn.

+ Kỹ năng giao tiếp

+ Kỹ năng thuyết phục

+ Kỹ năng tạo lập mối quan hệ mới.

+ Kỹ năng lập kế hoạch

+ Kỹ năng giải quyết vấn đề

Trên đây chỉ là những điểm mạnh mình thấy cần thiết đối với 1 bạn TDV, chắc chắn là nó sẽ không giải quyết triệt để đối với tất cả công ty, tất cả nhà tuyển dụng nhưng nó sẽ giúp các bạn có thể định hình cho mình câu trả lời thông minh và gây ấn tượng mạnh mẽ với nhà tuyển dụng.


Hãy cố gắng hoàn thành danh sách điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và chọn khoảng 3 điểm mạnh phù hợp với những gì nhà tuyển dụng đang tìm kiếm trong tin tuyển dụng. Và đừng quên đưa ra các ví dụ cụ thể để chứng minh tại sao bạn nói rằng đó là điểm mạnh của bạn nếu được hỏi.

Khi đối mặt với câu hỏi phỏng vấn này, hãy nhớ rằng người phỏng vấn đang tìm kiếm sự phù hợp. Nhà tuyển dụng đang xây dựng hình tượng của bạn dựa trên câu trả lời của bạn. Một câu trả lời có thể sẽ không cản trở bạn có được việc làm, trừ khi, tất nhiên, đó là một cái gì đó trắng trợn nhưng nếu 1 câu trả lời ấn tượng có thể sẽ giúp bạn có được công việc mà bạn mong muốn đấy. Hãy đặt bản thân bạn vào câu trả lời quyết đoán-đó là tất cả những gì bạn phải làm. Việc còn lại, hãy để nhà tuyển dụng biết rằng mặc dù bạn có thể không hoàn hảo,nhưng bạn luôn cố gắng sửa chữa nó để trở thành 1 người tốt hơn.

"QC" Dịch vụ quay video chuyên nghiệp, quay phim sự kiện, quay video clip, quay phim HD, tất cả các dịch vụ quay phim
Hotline + Viber + Zalo: 0972.123.018 (Cameraman)
Mẫu tham khảo : www.heytv.vn
Facebook : https://vi-vn.facebook.com/rophistudio/
Trang Chủ : https://seotukhoa.com.vn/

Là đơn vị cung cấp các dịch vụ quay phim tự giới thiệu doanh nghiệp, Quay video clip viral, Quay video quảng cáo – TVC, quay phóng sự… Chuyên Quay Phim Chụp Hình Full HD – Giá Cạnh Tranh – Uy Tín, Chất Lượng Cao. Cam Kết Chất Lượng Cao – Tư Vấn Hỗ Trợ 24/7. Dịch Vụ Hoàn Hảo. Đội Ngũ Kinh Nghiệm Cao. Thiết Bị Hiện Đại. Giàu Kinh Nghiệm. Ưu Đãi Tốt Về Giá.
Rô Phi Studio
“RÔ PHI STUDIO – Nhận làm clip, quay clip, Slideshow ảnh, Chụp ngoại cảnh, Quay ngoại cảnh, làm theo yêu cầu Tp.HCM.  Dịch vụ làm clip sinh nhật, Clip tặng người yêu, Quay video cưới hỏi, liên hoan, hội nghị…
Dịch vụ làm video, nhận làm video quảng cáo doanh nghiệp, chụp ảnh sản phẩm, chụp anh xoay 360, dịch vụ video Tp.HCM, ảnh quảng cáo …”
Hotline ☎️: 0972.123.018 – 0931.436.637
Dịch Vụ Sản Xuất, Quay Video, Phim & Hội Nghị, Chụp Ảnh HD
Dịch vụ quay phim quảng cáo spa, tmv, giới thiệu công ty, phóng sự… 0972 123 018 Dịch Vụ Quay Phim, Quay Video Clip, MV, Làm Viral Cho Nhãn Hàng Độc Đáo Sáng Tạo. Đảm Bảo Uy Tín Chất Lượng. Đội Ngũ Chuyên Nghiệp. Thiết Bị Quay Hiện Đại. Cam Kết Giá Trị Cho KH./…

– DỊCH VỤ QUAY PHIM CHUYÊN NGHIỆP TẠI TP.HCM
– DỊCH VỤ QUAY PHIM SỰ KIỆN
– DỊCH VỤ QUAY PHIM HỘI NGHỊ, HỘI THẢO
– DỊCH VỤ QUAY PHIM VIRAL VIDEO
– DỊCH VỤ QUAY PHIM REVIEW SẢN PHẨM
– DỊCH VỤ QUAY PHIM CƯỚI HỎI
– DỊCH VỤ QUAY PHIM SINH NHẬT
– DỊCH VỤ QUAY PHIM BÀI GIẢNG
– DỊCH VỤ QUAY PHIM TEAM BUILDING
– DỊCH VỤ QUAY PHIM GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP
– DỊCH VỤ QUAY PHIM CA NHẠC
Hotline: 0972.123.018 Cameraman
Website: RO PHI STUDIO & VIDEO Review – Viral – Animation 2D 3D
https://vi-vn.facebook.com/rophistudio/

About Kiến Minh

CƠ SỞ MAY ĐỒNG PHỤC SPA - TMV GIÁ RẺ UY TÍN TP.HCM May đồng phục Spa, Tmv, Văn phòng, Quán ăn, Học sinh, Gò Vấp - TpHCM Hotline + Viber + Zalo: 0972 87 15 18 ( Ms. Nguyệt ) Email: nguyethey@gmail.com Website: https://Maula.vn Fb: https://vi-vn.facebook.com/dongphucgiareSG/ Bản đồ: https://goo.gl/maps/p4BqngdP4tH2
    Blogger Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

CHAT 💬 ZALO

CHAT 💬 FACEBOOK