Lập kế hoạch và chiến lược phát triển trong tương lai
Bạn cần có một chiến lược dành cho tương lai, lên kế hoạch cụ thể và chuẩn bị cho sự thay đổi. Hàng năm, bạn phải lập được 1 kế hoạch nhân sự trong năm tới dựa trên tình hình phát triển kinh doanh của công ty, khả năng biến động của nhân viên năm trước. Bạn cần sử dụng nhân viên phù hợp với hiệu suất công việc, hình ảnh của công ty, có những kế hoạch sử dụng nhân sự dài hạn cho các phòng ban đồng thời thiết lập được những mục tiêu nhóm và nắm bắt đươc mục tiêu cá nhân của nhân viên.
Kỹ năng quản lý đào tạo, bồi dưỡng phát triển nhân sự
Bạn mong muốn nhân viên bạn thực sự phát triển thì bạn cần có kế hoạch đào tạo cụ thể (thời gian, nội dung, mục tiêu…), phù hợp với công việc họ được giao. Nhưng không có nghĩa đào tạo theo 1 phía, mà cần có sự tương tác 2 chiều giữa người đào tạo và người được đào tạo. Sau khi đào tạo, bạn cần yêu cầu họ làm 1 bản nghiệm thu đánh giá chi tiết về họ đã nắm bắt được nội dung nào, phần nào chưa hiểu và lưu ý có cả phần đánh giá người đào tạo họ (ưu điểm, nhược điểm) và đề xuất ý kiến. Hàng tháng, quý, năm khi phát sinh công việc mới, thì bạn cũng nên có kế hoạch tái đào tạo thường xuyên các kỹ năng mới để họ hoàn thành tốt hơn công việc được giao.
Kỹ năng đọc vị tâm lý nhân sự và tạo cảm hứng động lực làm việc
Để công ty phát triển thực sự thì bạn phải có khả năng tạo dựng một đội ngũ cán bộ tận tụy với công ty. Để làm được điều đó thì không ai khác, chính bạn – người có chức năng quản trị và tham mưu chiến lược quản trị nhân sự cho Sếp, bạn phải có khả năng nhận diện, đọc vị tâm lý từng nhân sự trong công ty. Đồng thời bạn cần có những chính sách, biện pháp nhằm thu hút và giữ chân nhân tài - những người có thể giúp Sếp biến ý tưởng thành thành công thực sự. Đây là mấu chốt quan trọng trong tổng hợp kỹ năng quản lý hiệu quả.
Kỹ năng giao tiếp với nhân viên
“Lời mời cao hơn mâm cỗ” – Câu này luôn luôn đúng, cho thấy kỹ năng giao tiếp luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Ví dụ: Khi 1 nhân sự mới vào công ty, phòng nhân sự có những thái độ niềm nở, chào đón và giới thiệu họ với toàn công ty, chắc chắn họ sẽ không bị bơ vơ, lạ lẫm vào ngày đầu tiên làm việc.
Nếu bạn tạo được cho mỗi nhân viên cảm thấy dễ dàng và thoải mái khi làm việc và đưa ra ý kiến, được tham gia vào việc phát triển chúng, thì nhân viên sẽ tích cực hơn vì ý kiến của mình được ghi nhận, và chủ động hơn trong việc cống hiến.
Kỹ năng nhận diện và giải quyết vấn đề
Bạn cần quan sát trong suốt quá trình làm việc, nhân viên của bạn đã thực sự làm tốt hay chưa, còn yếu kém ở khâu nào, bạn nên có sự phân tích, hỏi han, quan tâm 1 chút tới họ (không có nghĩa là đi sâu vào đời tư của họ), để họ có cơ hội trải lòng những khó khăn, khúc mắc của họ trong công việc và gia đình. Ngoài ra, bạn hãy coi nhân viên như những người bạn, đặt mình ở vị trí của họ để thấu hiểu họ, hãy luôn quan tâm, khuyến khích nhân viên, lắng nghe để kịp thời tháo gỡ những khó khăn về công việc, cuộc sống – những điều cản trở nhân viên hoạt động hiệu quả và hăng hái hơn nữa.
Tạo thói quen kiên nhẫn
Những nhà quản lý giỏi luôn biết cách làm cho nhân viên tìm thấy được niềm vui trong công việc, vì vậy hãy đặt nhân viên vào những vị trí mà họ cảm thấy vui vẻ nhất và làm việc tốt nhất. Hãy dành thời gian để thực sự hiểu về những con người đang giúp bạn gây dựng công ty của mình. Cách bạn tương tác với mọi người ảnh hưởng tới cách bạn nhận thức về một nhà lãnh đạo.
Kỹ năng làm việc đa nhiệm
Đa nhiệm là kỹ năng cần thiết thứ năm với các nhà quản trị để quản lý nhân sự hiệu quả.Ngày nay, người làm quản lý nhân sự có rất nhiều vấn đề, câu hỏi và yêu cầu phải xử lý hàng ngày. Một số trong số chúng có thể liên quan đến những phòng ban khác và một số sẽ là vấn đề khác nhau hoàn toàn. Người làm nhân sự là người đứng giữa nhân viên với lãnh đạo, truyền đạt lại chỉ thị cấp trên xuống nhân viên và phản hồi ý kiến của nhân viên với lãnh đạo.
Kỹ năng truyền cảm hứng
Đây là kỹ năng sẽ giúp định hình phong cách lãnh đạo của bạn. Nếu bạn lựa chọn trở thành một người nghiêm khắc, một nhà lãnh đạo độc tài, có lẽ bạn sẽ cảm thấy kỹ năng này không thực sự cần thiết. Tuy nhiên nếu bạn mong muốn trở thành một hình mẫu lý tưởng, trở thành một nhà quản lý biết quan tâm và thực sự đồng hành cũng những người cộng sự của mình, thì truyền cảm hứng là một kỹ năng quan trọng bạn không được phép bỏ qua.
Bên cạnh việc tạo thêm động lực cho nhân viên, truyền cảm hứng còn giúp nhà quản lý xây dựng được văn hóa của đội nhóm, tạo được sự tôn trọng và tin tưởng hơn vào mục tiêu của các thành viên. Cảm hứng này sẽ là động lực để nhân viên sẵn sàng đồng hành lâu dài với doanh nghiệp, với người quản lý của họ.
Tuy nhiên việc truyền cảm hứng này cần phải được thực hiện một cách khéo léo và vẫn phải đảm bảo những khoảng cách cần thiết, để việc người nhân viên ở lại thực sự là vì mục tiêu công việc, đảm bảo được tính kỷ luật của doanh nghiệp.
"QC" CƠ SỞ MAY ĐỒNG PHỤC GIÁ RẺ UY TÍN TP.HCM
Hotline + Viber + Zalo: 0972 87 15 18 ( Ms. Nguyệt )
Email: nguyethey@gmail.com
Youtube : https://www.youtube.com/watch?v=VLUrkEZInDw
Bản đồ: https://goo.gl/maps/p4BqngdP4tH2
0 nhận xét:
Đăng nhận xét