Nguồn nhân sự khách sạn là tập hợp đội ngũ cán bộ nhân viên đang làm việc tại khách sạn, góp sức lực và trí lực nhằm tạo ra sản phẩm dịch vụ chất lượng, đạt được những mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận về cho khách sạn. Lao động trong khách sạn có tính công nghiệp hoá cao, yêu cầu làm việc theo nguyên tắc có tính kỷ luật cao, đòi hỏi thao tác nghiệp vụ chính xác, nhanh nhạy và đồng bộ.
Phân chia công việc một cách cụ thể, chi tiết cho nhân viên
Bạn cần lên bản kế hoạch công việc cụ thể cho từng bộ phận, vị trí để các bộ phận có thể nhìn vào đó và biết được mình cần hoàn thành công việc gì. Mặc dù việc lên một bản bố trí công việc cụ thể cho từng vị trí có thể tốn nhiều thời gian và công sức của những người quản lý khách sạn nhưng bù lại nó sẽ khiến bạn dễ dàng quản lý công việc của nhân viên sau này.
Đồng thời việc lên bản bố trí công việc chi tiết sẽ giúp cho khách sạn biết được vị trí và công việc nào đang thiếu nhân sự để kịp thời bổ sung. Và khi tuyển dụng nhân viên mới nhà quản lý sẽ dễ dàng sắp xếp từng công việc phù hợp để đem lại hiệu quả cao nhất.
Giao tiếp thường xuyên với nhân viên
Bạn nên giành thời gian để trao đổi và nói chuyện với nhân viên của mình thường xuyên để hiểu họ hơn và nắm được những khó khăn mà họ đang gặp phải. Khi trở thành một người người quản lý khách sạn, bạn phải học cách giao tiếp với nhân viên của mình hãy coi họ là những người bạn và hãy lắng nghe họ nói.
Nếu một người quản lý nhân sự khách sạn biết lắng nghe nhân viên của mình sẽ mang đến cho họ cảm giác gần gũi, tin tưởng đây là điểm mấu chốt để giúp bạn dễ dàng “khai thác” thông tin từ họ. Việc nãy sẽ giúp bạn theo dõi được tình hình của từng bộ phận, biết được những chuyện phát sinh và đưa ra giải pháp kịp thời. Tuy nhiên bạn cũng cần cương quyết và công minh khi xử lý những vấn đề mâu thuẫn hay những sai phạm mà nhân viên mắc phải để buộc nhân viên phải tuân thủ theo quyết định của bạn đưa ra.
Khen thưởng và khích lệ nhân viên
Là nhà quản lý khách sạn bạn phải biết cách khen thưởng và khích lệ nhân viên kịp thời, đúng lúc. Các nhân viên của bạn luôn mong muốn được ghi nhận những công sức mà họ đã bỏ ra. Đồng thời cần có sự khích lệ để phấn đấu, hoàn thành tốt công việc việc được giao. Trong trường hợp bạn thấy nhân viên của mình có hành xử tốt, thái độ chuyên nghiệp và được khách hàng khen ngợi thì đừng ngại ngần mà hãy dành cho họ những lời tán dương và một phần quà nho nhỏ.
Vì nhân viên được khen thưởng đó sẽ có thêm nhiều động lực để làm việc và họ sẽ tiếp tục phát huy những việc làm đó. Ngoài ra, đây còn là một hình thức cổ vũ nhân viên, quan tâm, chăm sóc và cảm ơn họ về những nỗ lực họ bỏ ra để họ cảm nhận rằng công sức mình bỏ ra là đáng giá. Với chính sách khen thưởng và xử phạt hợp lý chắc chắn khách sạn sẽ dễ dàng xây dựng được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và tận tâm.
Điều chỉnh cân đối nhân sự
Nhân sự là một trong số các yếu tố tiên quyết tạo nên thành công của khách sạn. Vì thế việc sắp xếp làm sao để vấn đề nhân sự của khách sạn cân đối và hợp lý nhất có thể là điều mà các nhà quản lý cần quan tâm. Tránh để tình trạng thiếu hụt làm giảm chất lượng dịch vụ hoặc dư thừa gây ra tình trạng lãng phí nguồn ngân sách của khách sạn.
Đối với đặc thù trong ngành khách sạn, tình trạng kinh doanh sẽ biến động lớn theo mùa, bản thân người quản lý phải đánh giá, nắm bắt và dự đoán trước được tình hình để có sự chuẩn bị nhân sự phù hợp nhất. Không chỉ là bài toán số lượng, bài toán chất lượng Nhân sự cũng là bài toán nan giải của nhà quản trị. Trước tiên cần có sự đánh giá, chọn lọc để có thể tuyển được những người có năng lực; sau đó là kỹ năng phân chia, điều phối nhân viên cho từng bộ phận, từng vị trí phù hợp để năng lực của họ có thể phát huy một cách tốt nhất
Tận dụng, khai thác tối đa tài nguyên cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đã có của khách sạn
Đôi khi việc quản lý lỏng lẻo, việc kết hợp làm việc giữa các bộ phận không được logic, đồng bộ. Hay đơn giản là khả năng linh hoạt của nhân viên kém sẽ khiến khách sạn bị bỏ phí nhiều cơ hội khách hàng gây nên tình trạng doanh thu không đạt được mức cao nhất có thể. Ví dụ sẽ gặp những tình huống, khi book phòng khách hàng yêu cầu phòng loại A trong ngày B, sau khi nhân viên kiểm tra phòng loại A ngày B không còn phòng trống và khách hàng hủy yêu cầu sử dụng dịch vụ của bên mình để tìm kiếm một đơn vị khác thay thế.
Tuy nhiên trên thực tế kết quả mà nhân viên check được khi đó là kết quả sai lệch từ kết quả trả về của các bộ phận, phòng ban quản lý khác. Hay việc nhân viên không thể khéo léo để tư vấn và mời chào khách hàng sang một lựa chọn khác cũng khiến khác hàng nhanh chóng rời đi. Tất cả những trường hợp này sẽ gây ra những lãng phí không đáng có của khách sạn. Trước thực trạng đó, nhiều người quản lý đã lựa chọn giải pháp ứng dụng các phần mềm quản lý khách sạn chuyên biệt và tổng thể đồng bộ tại tất cả các bộ phận phòng ban của khách sạn. Điều này giúp cho quá trình hoạt động kinh doanh của khách sạn diễn ra một cách nhịp nhàng, giúp tiết kiệm nhiều thời gian mà độ chính xác lại cao; đem lại hiệu quả cao nhất, giảm thiểu nhiều chi phí phát sinh, tận dụng tối đa giá trị tài nguyên cơ sở hạ tầng trong khách sạn của họ.
Quản lý tài chính, nhân sự
Tất cả các thông tin và tài chính, nhân sự, nhà quản lý phải là người nắm rõ hơn ai hết. Nhà quản lý thường xuyên theo dõi và nhận báo cáo thu chi hàng ngày từ bộ phận tài chính – kế toán và thực hiện báo cáo thống kê về tài chính cho Ban Giám đốc. Ngoài ra, họ cũng phải chủ động trong việc nghiên cứu, đo lường các chỉ tiêu doanh số và lợi nhuận từ đó có biện pháp cải tiến phù hợp.
Bên cạnh việc quản lý tài chính, nhà quản lý cũng phải chịu trách nhiệm về công tác hành chính – nhân sự. Con người là yếu tố quan trọng nhất đóng góp vào thành công của khách sạn, vì vậy, nhà quản lý phải lựa chọn phong cách quản lý phù hợp, khéo léo trong cách đối xử với nhân viên. Luôn lắng nghe và thấu hiểu ý kiến của nhân viên để họ cảm thấy được tôn trọng. Song song với công tác quản lý nhân viên, họ cũng phải thật cẩn trọng trong công tác tuyển dụng và đào tạo. Nhà quản lý là người chịu trách nhiệm chính trong việc: tổ chức tuyển dụng, đào tạo và phân công công việc cho từng bộ phận nhân sự của khách sạn. Đồng thời, quản lý khách sạn cũng phải thường xuyên giám sát quá trình làm việc, đánh giá định kỳ hiệu quả công việc của từng bộ phận, từng nhân viên trong khách sạn; giám sát việc thực hiện nội quy, các chính sách nhân sự được triển khai; phát triển đào tạo đội ngũ thay thế kịp thời đảm bảo quá trình vận hành của khách sạn diễn ra trơn tru.
"QC" CƠ SỞ MAY ĐỒNG PHỤC GIÁ RẺ UY TÍN TP.HCM
Hotline + Viber + Zalo: 0972 87 15 18 ( Ms. Nguyệt )
Email: nguyethey@gmail.com
Youtube : https://www.youtube.com/watch?v=VLUrkEZInDw
Bản đồ: https://goo.gl/maps/p4BqngdP4tH2
0 nhận xét:
Đăng nhận xét