Làm thế nào để trở thành một người quản lý nguồn nhân lực
Trưởng phòng nhân sự là người đứng đầu của bộ phận nhân sự và chịu trách nhiệm về các chức năng và nhiệm vụ được thực hiện bởi nhóm nhân sự. Họ thường được coi là mối liên kết giữa quản lý của công ty và nhân viên của công ty đó, vì công việc của họ vận hành mọi thứ liên quan đến tuyển dụng từ việc cung cấp tư vấn về lập kế hoạch chiến lược với các giám đốc điều hành hàng đầu để tuyển dụng, phỏng vấn và thuê nhân viên mới.
Như vậy, các trưởng phòng nhân sự là những chuyên gia chịu trách nhiệm thu hút, thúc đẩy và giữ lại tài năng có trình độ nhất bằng cách chỉ đạo các chức năng hành chính của bộ phận nhân sự. Do tính chất giám sát của vị trí này, các nhà quản lý nguồn nhân lực được kêu gọi để xử lý các dịch vụ liên quan đến nhân viên, tuân thủ quy định và quan hệ nhân viên, trong nhiều nhiệm vụ khác.
Chịu khó nâng cao năng lực lưu trữ kết quả công việc
Lưu trữ kết quả công việc là một thói quen bạn nên tạo cho mình. Việc lưu trữ kết quả công việc giúp bạn có sự so sánh từng khâu, quá trình thực hiện để có những đánh giá và điều chỉnh xác đáng nhất cho cả phòng. Việc lưu trữ này cũng tạo cho bạn một thói quen lưu trữ với tất cả công việc. Sẽ có nhiều lúc bạn cần đến chúng đấy. Đặc biệt nên lưu trữ kết quả dưới dạng biểu đồ sẽ tiện lợi và hữu dụng hơn nhiều.
Chú ý đến ghi chép và rút kinh nghiệm sau mỗi giai đoạn thực hiện công việc
Mỗi một công việc sau khi hoàn thành hãy tập cho mình thói quen ghi chép từng giai đoạn, những khó khăn, thuận lợi gặp trong quá trình thực hiện. Bạn sẽ đúc rút cho bản thân mình cực kỳ nhiều các bài học kinh nghiệm. Từ đó bạn sẽ có những bài học, những cách xử lý công việc cực nhanh khi vấp phải các phát sinh. Mỗi khi thực hiện xong một công việc gì, bạn hãy ghi lại những gì đã làm được, rút ra bài học kinh nhiệm thì đó là những tài liệu vô giá của bạn sau này. Đây là một trong những bí quyết quản lý nhân sự hiệu quả
Thường xuyên liên lạc với các nhân viên
Đừng chỉ nghĩ họp thì mới có thể trao đổi thông tin. Bạn cần nhớ đã là làm việc nhóm thì bạn cần giữ liên lạc và mối quan hệ tốt với tất cả mọi người trong phòng. Chỉ là buổi gặp mặt tán gẫu nhưng bạn có thể chia sẻ các thông tin một cách nhanh và hiệu quả nhất cho các thành viên trong phòng.
Giỏi giao tiếp
Trưởng phòng nhân sự chính là cầu nối giữa người lao động và chủ doanh nghiệp. Khả năng giao tiếp của trưởng phòng nhân sự thể hiện ở kỹ năng đàm phán, giải quyết xung đột .
Trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp, có thể phát sinh xung đột giữa những người lao động, hay chính giữa người lao động và chủ doanh nghiệp. Lúc này trưởng phòng nhân đóng vai trò là “cán cân” giải quyết vấn đề một cách hợp lý nhất.
Khả năng giao tiếp của trưởng phòng nhân sự còn thể hiện là sự biết lắng nghe. Đó là thái độ quan tâm, nhìn thẳng vào vấn đề nhân viên đề đạt, không ngắt lời khi họ đang chia sẻ để biết cách thông cảm với họ.
Ví dụ khi có một nhân viên muốn gặp bạn nói chuyện. Đầu tiên, bạn hãy dừng tất cả công việc đang làm dang dở để tiếp họ. Bạn không nên vừa đánh máy hay chăm chú nhìn màn hình vi tính, vừa nói chuyện với họ. Hành động này khiến họ cảm thấy bản thân không được tôn trọng. Khi họ chia sẻ, góp ý chính sách phúc lợi hay một về một vấn đề đang xảy ra tại công ty… Trưởng phòng nhân sự nên tỏ thái độ thông cảm với họ. Nếu điều nhân viên đưa ra hợp lý, bạn nên trình bày với Giám đốc có những chính sách đúng đắn hơn. Nhằm xây dựng môi trường làm việc tốt nhất cho người lao động, khuyến khích, động viên họ hăng say làm việc, xây dựng doanh nghiệp phát triển ngày một bền vững.
Làm việc tốt với các thành viên trong phòng
Là một trưởng phòng nhân sự chắc chắn nhiệm vụ của bạn là kết nối các thành viên lại với nhau, tổng hợp ý kiến từ mỗi thành viên để tạo dựng kế hoạch chung. Hãy đến ý đến tích cách, kỹ năng, cảm xúc của các nhân viên trong phòng để phân chia công việc tốt hơn. Mọi người có cảm thấy vui vẻ khi tham gia hoạt động nhóm không? Bạn luôn là người tiên phong tạo nên điều đó.
Luôn đảm bảo tiến độ công việc
Đừng quá mải mê với công việc hay những khó khăn mà quên mất thời gian hoàn thành công việc. Đây là kỹ năng bạn luôn cần chú ý khi làm việc nhóm. Hãy luôn chú ý về mặt thời gian để đảm bảo công việc phòng hoàn thành đúng tiến độ. Có như vậy các thành viên trong phòng mới luôn tin tưởng ở bạn có đủ khả năng lãnh đạo phòng.
Bình tĩnh để kiểm soát tình hình
Bình tĩnh trong mọi tình huống là tố chất bạn nên có. Đừng quá vôi vàng đánh giá sự việc hay luống cuống khi có phát sinh vì chẳng giúp được gì cho bạn Nếu chẳng may xảy ra sự cố, phải thật bình tĩnh để giải quyết mọi vấn đề phát sinh và giữ sự ổn định tình hình. Cả phòng trông chờ vào sự bình tĩnh của người trưởng phòng.
Có tâm với nghề
Đây được xem là phẩm chất cần thiết và quan trọng của trưởng phòng nhân sự.
Trong kinh doanh có đạo đức kinh doanh, là giáo viên phải có tâm của người dạy học. Nghề làm nhân sự cũng cần phải có cái tâm với nghề. Cái tâm của nghề nhân sự thể hiện ở sự quan tâm tới toàn thể cán bộ- nhân viên trong doanh nghiệp mình. Trưởng phòng nhân sự giỏi phải luôn hiểu rõ trách nhiệm của mình với người lao động, để quan tâm, chăm lo đời sống tinh thần- vật chất của nhân viên. Họ phải biết gạt bỏ lợi ích cá nhân để nghĩ tới lợi ích của từng người lao động.
Tình huống cụ thể, trưởng phòng nhân sự được giám đốc giao cho quản lý chi phí bảo hiểm nguồn nhân lực của công ty là 1 tỷ đồng/ năm. Nếu là một trưởng phòng nhân sự là người có trách nhiệm, họ sẽ phải thanh toán đầy đủ các khoản bảo hiểm cho từng nhân viên. Họ không bớt xén hoặc trì hoãn việc đóng bảo hiểm cho nhân viên công ty mình. Như vậy, họ đã thực hiện đúng trách nhiệm của mình một cách công bằng.
Giả sử trường hợp khác, Giám đốc muốn một nhân viên thôi việc vì không thích nhân viên đó. Nếu là trưởng phòng nhân sự có tâm, họ nên xem xét vấn đề xuất phát từ đâu. Họ sẽ là cầu nối để Giám đốc hiểu hơn về nhân viên mà ông ta muốn đuổi. Ngược lại, họ sẽ có cách làm cho nhân viên hiểu, biết cách cư xử, cách làm việc hiệu quả để được Giám đốc công nhận và tiếp tục làm việc. Như vậy, trưởng phòng nhân sự biết hi sinh lợi ích của mình. Họ có thể khiến Giám đốc khó chịu nhưng vẫn dùng uy tín của mình để giải thích cho Giám đốc hiểu rõ hơn về nhân viên đó.
Chính bởi vậy, trưởng phòng nhân sự luôn là người đứng giữa quyền lợi của chủ doanh nghiệp và người lao động. Họ phải có trách nhiệm dung hòa quyền lợi của các hai bên, không nhất thiết mọi việc đều tuân thủ theo chỉ thị của Giám đốc.
Không chỉ biết quan tâm tới lợi ích của mỗi nhân viên, trưởng phòng nhân sự cần phải có một tầm nhìn bao quát về phương hướng, chiến lược phát triển của công ty. Nhằm điều chỉnh, sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả nhất.
Thống kê về lương và công việc cho người quản lý nguồn nhân lực
Bộ Lao động Hoa Kỳ báo cáo rằng mức lương trung bình hàng năm trong số các trưởng phòng nhân sự là 99.720 đô la, tính đến tháng 5 năm 2012, với 10 phần trăm người đứng đầu kiếm được hơn 173.140 đô la. Bộ Lao động cũng báo cáo rằng số lượng việc làm cho các nhà quản lý nhân sự dự kiến sẽ tăng 13 phần trăm từ năm 2012 đến năm 2022.
Bộ Lao động dự báo triển vọng việc làm mạnh mẽ cho các nhà quản lý nguồn nhân lực khi các công ty và tổ chức mới mở rộng hoạt động của họ. Các chuyên gia này cũng được dự kiến sẽ có nhu cầu do việc áp dụng Đạo luật Chăm sóc Giá cả phải chăng và các luật lao động phức tạp, phát triển liên quan đến sức khỏe nghề nghiệp và an toàn và cơ hội việc làm bình đẳng.
Thích ứng với những thay đổi
Có những thay đổi bất ngờ khi được giao công việc thậm chí là công việc cũng thay đổi nhưng bạn cần có sự thích ứng một cách nhanh nhất.
Công bằng với tất cả mọi người
Trong quản lý nhân sự, đối sử công bằng và bình đẳng với tất cả nhân viên là điều BẮT BUỘC. Hãy chắc rằng các nhân viên đều hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của họ đối với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bằng việc đảm bảo các nhân viên nắm rõ các nguyên tắc, chính sách và cơ hội dành cho họ, người trưởng phỏng nhân sự sẽ được tin tưởng là người công bằng, được đồng nghiệp và nhân viên tôn trọng hơn
Nghệ thuật của sự cảm thông
Thông thường, các nhân viên thường phàn nàn rằng người trưởng phòng nhân sự công ty họ không chịu thông cảm với hoàn cảnh của họ. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc thể hiện sự đồng cảm với các đồng nghiệp, bạn có thể tham gia các khóa học phát triển khả năng nắm bắt, thấu hiểu những điều mọi người xung quanh đang nói hay đang cảm nhận. Mặc dù có thể bạn không thể khiến họ xóa bỏ được mối bận tâm hay lo lắng, nhưng ít nhất bạn có thể giúp họ cảm thấy họ được lắng nghe, được chia sẻ một cách chân thành.
Nở nụ cười nhiều hơn
Nụ cười là một trong những đặc điểm khiến một người trông có vẻ thân thiện, đáng tin hơn. Người trưởng phòng nhân sự mà luôn tỏ ra cau có, căng thẳng với những người xung quanh hoặc hiếm khi thể hiện sự hài hước sẽ không tạo được cảm giác gần gũi với nhân viên. Tất nhiên đối với một số người, việc có thể nở nụ cười thường xuyên hơn là điều không dễ, họ thời gian để làm quen. Nhưng tin tốt là sẽ không bao giờ là quá trễ để nở một nụ cười với người khác.
"QC" CƠ SỞ MAY ĐỒNG PHỤC GIÁ RẺ UY TÍN TP.HCM
Hotline + Viber + Zalo: 0972 87 15 18 ( Ms. Nguyệt )
Email: nguyethey@gmail.com
Youtube : https://www.youtube.com/watch?v=VLUrkEZInDw
0 nhận xét:
Đăng nhận xét