Nếu có thể hãy liên lạc với sếp của bạn để biết được lý do tại sao bạn không được thăng tiến, bởi điều này cần thiết cho bạn để rút kinh nghiệm cho lần ứng tuyển sau. Hãy cố gắng hoàn thành cốt những công việc được giao, cho dù sếp của bạn là đồng nghiệp vừa mới thăng chức. Đừng bao giờ tỏ ra hơn thua và đố kỵ vì điều đó sẽ làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn. Biết đâu đấy bạn sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ vị sếp mới và hiểu được nguyên nhân vì sao mình không ở vị trí đó.
Xem thêm: Trust Info
Khi cơn nóng giận của bạn tan đi, hãy xin sắp xếp một cuộc gặp riêng với sếp lớn để tham khảo ý kiến của họ. Đây cũng là cách để bạn thể hiện sự quyết tâm và lòng nhiệt huyết của mình với cấp trên. Nếu có cơ hội hãy hỏi sếp những điểm yếu của bạn trong mắt sếp để khắc phục. Bên cạnh đó hãy tự nhìn lại bản thân để tìm ra nguyên nhân khách quan dẫn đến việc bạn không được thăng chức. xin chia sẻ một vài lý do bạn không được thăng chức:
Ngừng cập nhật kiến thức mới
Bên cạnh kinh nghiệm làm việc, kiến thức chuyên môn chính là một trong những yếu tố quan trọng để cấp quản lý xem xét đề bạt một nhân viên lên vị trí cao hơn. Xã hội hiện đại đang thay đổi rất nhanh, kéo theo sự thay đổi trong cách hoạt động, vận hành của mỗi ngành nghề. Chính vì vậy, ngừng học hỏi, cập nhật kiến thức mới chính là bạn tự hủy hoại sự nghiệp của mình. Bạn phải liên tục cập nhật kiến thức, kỹ năng, công nghệ mới để bắt kịp sự thay đổi của thời cuộc và sự đòi hỏi của những vị trí cao hơn, quan trọng hơn trong công ty, tổ chức.
Thiếu chuyên nghiệp
Yếu tố được rất nhiều ứng viên đặt ra khi tìm việc làm là “Môi trường làm việc chuyên nghiệp”. Tuy nhiên, không phải người đi làm nào cũng hiểu rằng sự chuyên nghiệp trong công việc bao hàm rất nhiều yếu tố, như cách giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp; đảm bảo chất lượng công việc tốt nhất trong thời hạn được giao; khả năng phán đoán tình huống và đưa ra giải pháp hữu hiệu; sự nhiệt tình, tận tâm trong công việc…
Sự chuyên nghiệp của bạn được thể hiện qua rất nhiều chi tiết lớn, bé trong mỗi ngày làm việc mà có khi chúng ta không để tâm đến. Nhưng chính những yếu tố, chi tiết nhỏ lại ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng bạn được đề bạt lên những vị trí cao hơn. Cho dù am hiểu kiến thức chuyên ngành và có nhiều năm kinh nghiệm, nhưng chính sự thiếu nghiêm túc, chuyên nghiệp khiến bạn thua trong “cuộc đua” lên chức.
Bạn thất hứa nhiều lần
Trong công việc, không gì mất uy tín nhanh hơn bằng cách thất hứa. Liên tục trễ hạn hoàn thành công việc, hứa xong rồi quên, thiếu hành động đi đôi với lời nói, thùng rỗng kêu to… chính những điều này khiến bạn đang tự làm mất giá trị tiếng nói của mình đối với mọi người. Bạn hoàn toàn không tôn trọng mọi người, vì vậy, chẳng có lý do gì mọi người tôn trọng lại bạn.
Bạn hay nói $&*@!#
Ừ thì trong công việc, đôi lúc chúng ta gặp phải những tình huống bực mình đến mức chỉ muốn nói $&*@!# để giải tỏa cảm xúc. Tuy nhiên, lời khuyên là hãy cố gắng kiềm chế cảm xúc của mình. Sẽ chẳng hay ho gì khi bạn thốt lên những từ ngữ không đẹp ngay giữa văn phòng. Chửi thề không bao giờ là điều được khuyến khích ở bất kỳ nơi nào mặc dù bạn không hề có ác ý khi nói ra những lời đó. Rất nhiều người bị dị ứng với những từ ngữ này và họ sẽ đánh giá không tốt về con người bạn.
Không thể hiện được bản thân
Nghe có vẻ như không giống như yếu tố cần có trong công việc, nhưng bạn nên tạo dấu ấn cho chính mình. Điều này còn có nghĩa: tránh để mờ nhạt và không một ai quan tâm đến bạn. Không chỉ làm tốt công việc mà còn thể hiện cho mọi người thấy năng lực lãnh đạo. Có rất nhiều cách để tạo dấu ấn, thể hiện bản thân. Chẳng hạn làm việc thật tốt, sẵn sàng đưa ra quan điểm, ý kiến về cách thức quản lý. Ngoài ra, thể hiện tài năng lãnh đạo thông qua các hoạt động tình nguyện như: tổ chức các chương trình, trò chơi, tập luyện cho đội bóng của công ty.
Tạo cho mình một dấu ấn riêng, tránh sự mờ nhạt vừa thể hiện sự tự tin, vừa thể hiện thái độ nghiêm túc đối với công việc. Sự nghiệp của bạn thăng tiến hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng trước hết cần phải cho người khác thấy tài năng của mình.
Xem thêm: Trust Info thương hiệu
Bạn thường xuyên trễ họp
Thời gian là tài sản quý giá đối với nhiều người và không ai thích phải chờ đời. Trong lịch trình dày đặc công việc và cá nhân của mỗi người, việc dành thời gian cho một cuộc họp chứng tỏ thiện chí và nỗ lực của mọi người. Bạn có thể sử dụng thời gian của mình như thế nào cũng được nhưng hãy thể hiện sự tôn trọng với thời gian của người khác bằng cách đừng bao giờ để mọi người phải chờ đợi. Những ý kiến, lời nói của bạn sẽ giảm trọng lượng đáng kể bởi ấn tượng xài giờ dây thun, chưa kể một số người cực kỳ ác cảm với thói quen này.
Nếu có công việc đột xuất khiến bạn có thể không đến đúng giờ, hãy thông báo trước mọi người nhé.
Bạn thể hiện tình cảm cá nhân ở văn phòng
Không có gì sai với tình yêu nơi công sở. Tuy nhiên hãy giữ tình cảm ở chừng mực nhất định khi cả hai đang làm việc. Những hành động thân mật, cử chỉ âu yếm hay lời nói gợi tình sẽ khiến mọi người xung quanh khó xử và có cái nhìn không chuyên nghiệp về cả hai. Hãy tôn trọng nơi làm việc chung của mọi người vì văn phòng hoàn toàn không phải là chốn riêng tư để thể hiện tình cảm cá nhân.
Bạn chia sẻ quá nhiều về đời sống cá nhân của mình
Thay vì bàn về công việc, bạn thích nói về sở thích cá nhân, phong cách sống, những mối quan hệ riêng,…Những thông tin không liên quan đến công việc này không làm tăng giá trị của bạn trong mắt sếp và đồng nghiệp nếu bạn không có thành tích nào trong công việc. Trong công việc, yếu tố cần có để bạn đạt được sự tôn trọng, kính nể của mọi người là chứng tỏ được năng lực làm việc, thái độ và sự chuyên nghiệp.
Xem thêm: https://www.trustinfo.vn/
Lời kết:
Uy tín, sự tôn trọng của mọi người là nền tảng để xây dựng thương hiệu cá nhân tốt giúp bạn thăng tiến trong sự nghiệp. Không bao giờ là quá trễ để thay đổi và sửa chữa những thói quen trên. Càng sớm thay đổi bạn càng sớm lấy lại sự tôn trọng từ mọi người.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét