Harrods đã hoạt động được hơn 160 năm với khoảng 4000 nhân viên và 3.500 đại lý. Năm 2010, Qatar Holdings đã mua Harrods từ Mohamed Al-Fayed. Các nhà quản lý nhận ra rằng sự tận tụy của nhân viên mới chính là chìa khóa thành công của doanh nghiệp. Điều này thôi thúc họ thực hiện một nghiên cứu. Và khảo sát mở rộng trên lực lượng nhân sự của mình. Chính khảo sát này đã đem lại nhiều kết quả giá trị. Để họ tiến tới thực hiện một cuộc cách mạng trong hệ thống nội bộ của doanh nghiệp.
Bài viết này sẽ đem đến những kinh nghiệm mà Harrods đã đúc kết được. Biết đâu đây sẽ là nguồn cảm hứng cho câu chuyện quản lý nhân sự của riêng bạn.
Quản lý nguồn nhân lực (HRM – Human Resource Management)
Xem thêm: Quản trị website
Vấn đề cốt lõi của câu chuyện quản lý nhân sự: Chuyện không của riêng doanh nghiệp nào!
Quản lý nguồn nhân lực là một quá trình đánh giá và bồi dưỡng nhân viên tại nơi làm việc. Khái niệm này bao trùm tất cả các khía cạnh của việc phát triển nhân viên. Bao gồm ba bước quan trọng:
- Chiêu mộ nhân tài – thu hút ứng viên phù hợp nhất.
- Hiệu suất. Đem lại cơ hội cho nhân viên phát huy vai trò của mình với nền tảng tốt nhất. Bằng cách tạo điều kiện để họ tham gia các chương trình đào tạo chuyên sâu. Thêm vào đó. Hãy đảm bảo các thông báo của bạn sẽ đến được với nhân viên nhanh nhất có thể.
- Phát triển. Phát huy năng lực của tất cả nhân viên. Để xây dựng sự nghiệp của họ. Thông qua việc xác định các cơ hội phát triển nghề nghiệp.
Câu chuyện quản lý nhân sự của Harrods: cảm hứng đến từ đâu?
Năm 2009, báo cáo của MacLeod. ‘Tham gia để thành công’. Được công bố đã tác động không nhỏ đến lĩnh vực quản lý nguồn nhân lực. Và đây cũng chính là nguồn cảm hứng để Harrods viết lên câu chuyện quản lý nhân sự của họ. Điều đáng chú ý trong bài báo cáo. Chính là cách mà các doanh nghiệp hưởng lợi từ việc cho phép nhân viên can thiệp vào mọi quyết định quan trọng của công ty. Sự can thiệp này được xem như sự tham gia hoặc đóng góp. Điều này thúc đẩy các nhà quản lý của Harrods tiến hành một cuộc điều tra trong bộ máy nhân viên của mình. Trên hết, cái mà họ lưu tâm nhất chính là vấn đề luân chuyển nhân công.
Luân chuyển nhân công – bước ngoặc trong câu chuyện quản lý nhân sự của Harrods
Xem thêm: Thiết kế web trọn gói
Luân chuyển nhân công. Khái niệm này phản ánh tỷ lệ nhân viên bỏ việc. Thường là trong khoảng thời gian một năm. Các số liệu thống kê chỉ ra rằng Harrods cần phải hành động để cải thiện sự gắn kết của nhân viên. Nhằm giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ việc. Tỷ lệ biến động nhân sự cao gây tổn thất đáng kể về chi phí và hiệu suất đối với một doanh nghiệp. Chúng bao gồm chi phí tuyển dụng, tăng nhu cầu và kinh phí đào tạo nhân viên mới. Đó là chưa kể những nhân viên mới cũng phải mất một thời gian dài mới bắt kịp trình độ chuyên môn vững vàng của những người mà họ thay thế.
Quay lại với câu chuyện quản lý nhân sự của Harrods. Sau cuộc điều tra này. Lần đầu tiên, Harrods thực hiện cuộc khảo sát nhân viên toàn diện để tìm hiểu xem họ nghĩ gì về thời gian làm việc tại Harrods. Cuộc khảo sát nhân viên hiện đã trở thành một phần không thể thiếu trong chương trình Quản lý nguồn nhân lực của Harrods. Kết quả khảo sát được sử dụng để tạo ra các kế hoạch chiến lược cho sự thay đổi. Tập trung vào việc cải thiện sự gắn kết và tin tưởng của nhân viên.
Bốn yếu tố chính luân chuyển nhân công
- Thay đổi cấu trúc tổ chức. Các nhà quản lý cấp cao cảm thấy rằng hệ thống tổ chức của mình quá phân cấp, tức là có quá nhiều lớp. Cấu trúc mới ‘phẳng” hơn tạo điều kiện cho nhân viên được thể hiện năng lực của mình. Điều này cho phép làm giàu thêm công việc. Bằng cách “thiết kế lại công việc” theo cách này. Nhân viên sẽ cảm thấy hứng thú hơn với mỗi ngày làm việc khi họ được đón nhận thêm thử thách. Thay vì lặp đi lặp lại những ngày tương tự nhau một cách nhàm chán.
- Thay đổi tư duy lãnh đạo. Tạo môi trường làm việc lý tưởng nơi nhân viên được khuyến khích tự đưa ra nhiều quyết định hơn. Các nhà quản lý cấp cao tạo ra tầm nhìn kinh doanh. Nhưng nhân viên cấp dưới được giao nhiệm vụ lãnh đạo nhiều hơn. Trong giao dịch với khách hàng chẳng hạn. Mô hình được sử dụng là một trong những xu hướng chuyển đổi đi đầu. Với mô hình này, tầm nhìn được xây dựng bởi các nhà lãnh đạo. Người xây dựng chiến lược dựa trên tầm nhìn đó mới là nhân viên của họ.
- Cải thiện giao tiếp nội bộ. Truyền thông tốt hơn giúp tất cả nhân viên nhanh chóng cập nhật chiến lược mới của công ty. Chúng chính là những bản phác thảo dựa trên mục tiêu và định hướng của doanh nghiệp. Các nhà quản lý cũng thông báo cho nhân viên về các kế hoạch hoạt động (theo ngày) ảnh hưởng trực tiếp đến công việc của họ. Một phương thức cải tiến hiệu quả hơn. Đó là khuyến khích nhân viên bày tỏ quan điểm của họ với cấp trên.
- Xây dựng lối sống theo thương hiệu. Đảm bảo rằng mọi người hiểu và tuân theo các giá trị thương hiệu.
Lời Kết
Xem thêm: Thiết kế web
Cho đến nay, câu chuyện quản lý nhân sự vẫn được các thế hệ hậu bối của Harrods viết tiếp. Bộ phận quản lý nguồn nhân lực vẫn không ngừng thay đổi. Để phát huy tối đa giá trị của tài sản quý giá nhất mà họ có được: con người.
Hy vọng câu chuyện quản lý nhân sự của Harrods sẽ góp phần thay đổi tư duy của bạn về lĩnh vực này. Hãy viết nên câu chuyện quản lý nhân sự của riêng mình với một phần mềm hỗ trợ đắc lực bạn nhé!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét