Theo lẽ thường người ta thường nói họ không rời bỏ công ty, họ bỏ những ông sếp tồi. Tuy nhiên nghiên cứu của Harvard Business Review cho thấy dù sếp tốt hay tồi tệ thì tỷ lệ nhân viên rời bỏ gần như tương đương.
Xem thêm: trungdan.com
Trong một nghiên cứu được công bố gần đây cùng Sumita Raghuram và Xiangmin Liu, chúng tôi đã tìm ra lý do cho vấn đề này.
Chúng tôi bắt đầu nghiên cứu bằng cách khảo sát hơn 700 nhân viên ở một công ty công nghệ đa quốc gia. Chúng tôi yêu cầu họ đánh giá chất lượng lãnh đạo của người quản lý bằng cách biểu thị mức độ đồng ý với những khẳng đinh thường dùng trong nghiên cứu lãnh đạo.
Bao gồm:
– Tôi biết rõ mình phù hợp với sếp.
– Sếp của tôi hiểu rõ vấn đề và nhu cầu trong công việc của tôi.
– Sếp của tôi dùng quyền lực để giúp tôi giải quyết các vấn đề liên quan đến công việc.
Sau đó, câu trả lời sẽ được kết hợp để cho ra điểm số đánh giá chất lượng lãnh đạo của các vị sếp.
Xem thêm: Chụp ảnh cưới giá rẻ ở sài gòn
Tám tháng sau, chúng tôi đã kiểm tra lại danh sách những người trả lời khảo sát để xem ai đã rời công ty. Một nhà tư vấn độc lập đã phỏng vấn 128 nhân viên cũ để tìm hiểu lý do họ rời công ty và công việc mới có gì khác. Quan trọng nhất là liệu đánh giá của họ về sếp cũ có thay đổi.
Những gì chúng tôi phát hiện được thật đáng ngạc nhiên. Sếp dù có tốt, lãnh đạo dù có giỏi cũng không thể làm giảm tỷ lệ nhân viên muốn thay đổi công việc. Họ luôn yêu cầu nhân viên phải đảm nhận nhiệm vụ đầy thử thách với trách nhiệm lớn.
Sếp giỏi trao quyền cho nhân viên, để họ có thể đảm nhận nhiệm vụ thử thách với trách nhiệm lớn hơn. Điều này cũng góp phần khiến nhân viên trở thành các cá nhân xuất sắc. Nhưng cũng vì thế, nhân viên thường bỏ việc để có cơ hội tốt hơn ở nơi khác với lương tốt hơn, trách nhiệm cao hơn và nhiều thứ khác nữa.
Khi công ty tư vấn hỏi họ về suy nghĩ của họ về sếp cũ, câu trả lời của họ vẫn rất tích cực. Các câu hỏi bao gồm:
– Bạn có còn giữ ý kiến tích cực về công ty cũ?
– Liệu bạn có muốn giới thiệu ai đó đến làm việc cho công ty?
– Liệu bạn có nghĩ mình còn cơ hội quay lại làm việc tại công ty cũ?
Vậy tại sao các nhà lãnh đạo vẫn cần phải là một vị sếp tốt trong mắt nhân viên, nếu điều đó cũng không thể giữ chân được họ?
Những nhân viên cũ sẽ trở thành nguồn thông tin có giá trị, giới thiệu và cả cơ hội kinh doanh sau này.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhân viên cũ có thiện chí với lãnh đạo cũ chỉ khi họ có trải nghiệm tốt lúc nghỉ việc. Bởi vậy các nhà quản lý nên giúp đỡ, hỗ trợ nhân viên của mình, gửi thư chào đối ứng (counteroffer) nếu có thể. Những nỗ lực này rất quan trọng nhằm tạo mối quan hệ tốt giữa sếp và nhân viên.
Xerm thêm: Chụp hình cưới ngoại cảnh ở đà lạt
Nghiên cứu của chúng tôi có 3 ý nghĩa quan trọng đối với quản lý và các công ty:
– Lãnh đạo không phải sinh ra chỉ để giữ chân nhân viên. Tuy lãnh đạo tốt có rất nhiều phẩm chất nhưng điều này không giúp giảm thiểu số nhân viên rời bỏ công ty. Thật tuyệt vời khi được làm việc với một người sếp tốt nhưng chắc chắn nhiều chế độ ưu đãi khác khiến họ phải cân nhắc. Vì vậy, các công ty nên tạo điều kiện để lãnh đạo luôn duy trì mối quan hệ tốt với nhân viên tài năng.
– Lãnh đạo giỏi luôn duy trì quan hệ tốt với nhân viên cũ. Trong thời đại người lao động không ngần ngại vấn đề nhảy việc hay làm nhiều nơi, số lượng nhân viên cũ của các công ty khá đông. Do đó, các công ty cũng nên tìm cách xây dựng mối quan hệ với các nhân viên cũ như một chiến lược.
– Chính sách thôi việc vô cùng quan trọng. Để có thể thu được lợi ích từ nhân viên cũ, các công ty nên cẩn thận với quá trình xin nghỉ việc của nhân viên. Làm những điều để có thể kết nối và mang đến trải nghiệm tích cực của nhân viên về công ty. Điều này đòi hỏi sự thay đổi trong suy nghĩ của người quản lý, những người lãnh đạo giỏi nhưng lại có phản ứng tiêu cực khi nhân viên tài năng của mình rời đi làm công ty khác.
- Blogger Comment
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét