Trước kia, hồ còn có các tên gọi là hồ Lục Thủy (vì nước có màu xanh quanh năm), hồ Thủy Quân (dùng để duyệt thủy binh)… Đến thế kỷ XV, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm, gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng: Khi Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Lê Thái Tổ về đóng đô ở Thăng Long. Trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ Lục Thủy, bỗng một cụ rùa lớn xuất hiện. Lê Thái Tổ giơ gươm ra thì gươm bay về phía cụ rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thủy có tên gọi mới là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay hồ Gươm….
Theo truyền thuyết thì tháp Rùa đánh dấu nơi rùa thần Kim Quy hiện lên đòi lại gươm thần của Vua Lê Lợi. Rùa hồ Gươm vào những ngày nắng ấm vẫn thỉnh thoảng nổi lên phơi mình trên gò nên càng làm câu chuyện truyền khẩu “gươm thần” thêm căn cứ. Vì vị trí đẹp giữa hồ, cho dù sự tích, huyền tích hay huyền thoại như thế nào đi nữa thì tháp Rùa nghiễm nhiên biến thành thắng tích của Thủ đô Hà Nội. Ngọn tháp kết hợp phong cách kiến trúc Âu châu với hàng cửa cuốn gô-tích. Ở hai tầng dưới những phần mái cong giữ nghiêm quy thức, niêm luật của kiến trúc Việt Nam, mãi mãi là biểu tượng thiêng liêng của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.
Bên cạnh đó, xung quanh Hồ Gươm còn có rất nhiều di tịch nổi tiếng khác càng làm tăng thêm giá trị cổ kính trong đó nổi bật lên có: Cầu Thê Húc, Đền Ngọc Sơn, Tháp Bút, Đền bà Kiệu, Đền vua Lê Thái Tổ, Tháp Hoà Phong….. Ngoài ra, đến đây quý khách còn có cơ hội thưởng ngoạn và hít thở không khí trong lành vì xung quanh hồ là một không gian xanh vì vậy mà Hồ được ví như “lẵng hoa giữa lòng thành phố” … Mặt nước hồ là tấm gương lớn soi bóng la đà những cây cổ thụ, những rặng liễu thướt tha tóc rủ, những mái đền, chùa cổ kính, tháp cũ rêu phong, các toà nhà mới cao tầng vươn lên trời xanh…. Chính vì thế mà những du khách thập phương mỗi khi đến đây thường mang về cho mình rất nhiều bức hình lưu niệm đẹp.v
0 nhận xét:
Đăng nhận xét