Không phải lúc nào lãnh đạo cũng có mặt ở văn phòng để quản lý các nhân viên của mình. Xu hướng lãnh đạo quản lý nhân viên từ xa ngày càng gia tăng, nhất là ở các doanh nghiệp trẻ, năng động. Nhưng làm thế nào để quản lý một cách hiệu quả và chất lượng thì không phải ai cũng biết cách.
Dưới đây là 7 phương pháp giúp bạn quản lý dễ dàng nhân viên từ xa.
1. Tuyển dụng: Thuê đúng người
Ngay từ khâu đầu tiên tuyển dụng bạn phải thuê đúng người. Không phải ai cũng có đủ kỹ năng và khả năng làm việc độc lập và tự giác. Bạn bắt buộc phải thuê những người ý thức được trách nhiệm, nhiệm vụ của họ và có kỹ năng làm việc độc lập tốt, hoàn thành công việc được giao.
2. Sử dụng các công cụ làm việc từ xa
Ngày nay, công nghệ phát triển nên không khó để bạn tận dụng được các công cụ làm việc từ xa hiệu quả, nhất là công cụ công nghệ.
Hãy sử dụng các công cụ công nghệ làm việc từ xa như: email, công cụ chia sẻ tập tin, tin nhắn nhanh, phần mềm chia sẻ màn hình, phần mềm quản lý dự án… để hỗ trợ đắc lực cho công việc của bạn.
3. Tổ chức kế hoạch làm việc chi tiết
Quản lý từ xa có hiệu quả hay không ở chỗ bạn có 1 kế hoạch làm việc rõ ràng, chi tiết hay không. Khi đã có một kế hoạch làm việc chi tiết và rành mạch sẽ tốt cho cả hai bên. Nhân viên biết việc để làm, bạn sẽ căn cứ vào đó để theo dõi, giám sát.
Trong kế hoạch làm việc, mỗi người có công việc, kỹ năng riêng nhưng tất cả sẽ đảm bảo hoàn thành công việc chung. Tốt nhất bạn nên sử dụng hệ thông quản lý dự án.
4. Mục tiêu rõ ràng
Mục tiêu rõ ràng và thực tế là rất quan trọng. Bạn nên cho nhân viên hiểu được chính xác những việc họ cần làm, việc nào ưu tiên trước, việc nào sắp xếp sau. Bạn nên thường xuyên truyền đạt qua các cuộc họp, trao đổi và giám sát, kiểm tra, đánh giá hiệu suất công việc.
5. Giữ các kênh giao tiếp thông suốt
Giao tiếp là chìa khóa quan trọng khi làm việc từ xa. Bạn nên thường xuyên giao tiếp qua nhiều kênh với nhân viên của mình.
Giao tiếp thường xuyên, lắng nghe, chia sẻ cũng giúp bạn giám sát được công việc của nhân viên, gỡ rối những khó khăn, kịp thời giải quyết mọi vướng mắc và đồng thời đốc thúc được nhân viên làm việc đúng tiến độ khi cần thiết.
6. Tin tưởng
Tin tưởng là chìa khóa để làm việc với nhau dù khoảng cách địa lý. Bạn nên tìm được người mà bạn có thể tin tưởng rằng họ có thể thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ. Hãy thuê người làm được việc, họ sẽ hoàn thành tốt mọi công việc mà bạn đã tin tưởng giao phó.
- Thông tin thêm : nhận làm video quảng cáo doanh nghiệp.
7. Tổ chức team buiding
Những hoạt động tập thể với đội ngũ từ xa sẽ giúp gắn kết mọi người với nhau, giúp mọi người có tinh thần làm việc tốt hơn. Bạn có thể sử dụng video để truyền cảm hứng, gặp mặt định kỳ, duy trì trao đổi qua mạng xã hội, làm việc nhóm, tổ chức offline gặp mặt để mọi người gắn kết hơn…
9 hành động của nhà quản lý khiến nhân viên giỏi bỏ việc
Nếu nhà quản lý làm 9 điều tồi tệ này, không sớm thì muộn những nhân viên giỏi của bạn cũng sẽ “cuốn gói ra đi” bất cứ lúc nào. Nếu không muốn hãy tránh xa những hành động dưới đây.
1. Vắt kiệt sức nhân viên
Không nhân viên nào cảm thấy thoải mái khi bị ép làm việc quá sức, bị vắt kiệt sức sẽ khiến họ nghĩ rằng đang bị “lạm dụng” vì sự ưu tú của mình.
Bên cạnh đó, nhân viên làm việc quá sức cũng sẽ gây phản tác dụng, năng suất làm việc mỗi giờ sẽ giảm mạnh.
Nếu muốn tăng công việc cho nhân viên, nhà quản lý có thể tăng lương, thăng chức hay thay đổi chức danh cho họ. Nếu chỉ giao thêm việc chỉ vì những nhân viên đó giỏi nhưng không cho họ thêm bất kì đãi ngộ gì, sớm muộn họ sẽ tìm đến công việc khác hứa hẹn những điều xứng đáng hơn.
- Tìm hiểu thêm : viên uống trắng da.
2. Phớt lờ, không khen thưởng những đóng góp của nhân viên
Tất cả mọi người đều thích được tôn vinh, nhất là những ai luôn làm việc chăm chỉ và nỗ lực hết sức. Vì thế đừng coi nhẹ một hành động nhỏ có tác dụng tinh thần lớn như một cái vỗ vai hay nụ cười khích lệ… để nhân viên cố gắng nhiều hơn.
Làm quản lý phải tìm ra động lực phấn đấu, mục tiêu gắn bó của nhân viên với công việc và kịp thời khen thưởng khi họ hoàn thành tốt công việc.
3. Không quan tâm tới nhân viên
Sẽ rất tệ nếu bạn chỉ chăm chăm quan tâm công việc của nhân viên mà bỏ qua những sắc thái cảm xúc hay những khó khăn trở ngại mà họ gặp phải, tất nhiên mức độ quan tâm là chừng mực, không soi mói.
Những công ty sáng suốt sẽ có những quản lý biết cách cân bằng giữa tác phong làm việc chuyên nghiệp và cảm xúc cá nhân. Họ quan tâm đến cảm xúc của nhân viên và làm sao để họ cảm thấy mình được tôn trọng, đồng cảm.
4. Không thực hiện đúng cam kết ban đầu
Khi nhà quản lý thực hiện đúng như lời mình cam kết, họ sẽ trở nên có uy tín hơn trong con mắt của nhân viên.
Nhưng khi nhà quản lý coi nhẹ cam kết của mình, họ sẽ bị coi như một kẻ gian xảo, vô cảm, đáng khinh. Bởi lẽ, nếu đến cả người lãnh đạo cũng không thực hiện theo đúng cam kết của mình, thì tại sao nhân viên lại phải làm vậy?
5. Tuyển dụng, thăng chức nhầm người
Những nhân viên giỏi và làm việc chăm chỉ muốn làm việc với những người có cùng chí hướng. Khi nhà quản lý không cố gắng tìm kiếm những người giỏi, nhân viên của họ sẽ cảm thấy khó chịu khi làm việc với những người kém cỏi hơn mình.
Thậm chí tình hình còn tồi tệ hơn khi sếp thăng chức một người không đủ năng lực, kỹ năng, điều này sẽ khiến nhân viên giỏi không phục và không thể làm việc tiếp tục được.
- Có thể bạn quan tâm : dịch vụ thiết kế web trọn gói giá rẻ tại tphcm.
6. Không để nhân viên theo đuổi đam mê của họ
Những nhân viên tài năng thường là những người có lòng đam mê. Vì vậy, việc tạo ra cơ hội cho họ theo đuổi đam mê của mình sẽ cải thiện năng suất và kết quả công việc, mang lại nhiều lợi ích cho công ty.
Những người có thể theo đuổi niềm đam mê của họ trong quá trình làm việc sẽ có một tâm trạng sảng khoái và có hiệu suất làm việc cao gấp 5 lần so với thông thường.
Thế nhưng nếu chỉ cho họ làm một cách máy móc, dập khuôn, cứng nhắc, thiếu tính sáng tạo, thiếu đam mê thì họ sẽ từ bỏ bạn sớm thôi.
7. Thất bại trong việc hoàn thiện kỹ năng cho nhân viên
Những người quản lý giỏi đều biết cách lãnh đạo dù cho nhân viên của họ tài năng đến đâu thì vẫn có những kỹ năng trau dồi, đào tạo cho họ. Họ luôn để tâm đến nhân viên, lắng nghe và đưa ra nhận xét.
Khi bạn có một nhân viên tài năng, bạn sẽ luôn phải tìm ra những khía cạnh mà người nhân viên đó có thể phát triển các kỹ năng của mình. Nếu thất bại trong việc này, họ sẽ rời đi.
8. Không kích thích được sự sáng tạo của nhân viên
Những nhân viên giỏi nhất luôn tìm cách cải thiện mọi thứ họ làm và làm một cách sáng tạo nhất, đạt năng suất cao nhất. Nếu bạn kìm hãm khả năng sáng tạo của nhân viên thì về lâu dài họ sẽ ghét công việc của mình.
9. Không có khả năng thử thách nhân viên về mặt trí tuệ
Những người chủ giỏi biết cách thử thách nhân viên với những mục tiêu cao để đẩy nhân viên ra khỏi giới hạn an toàn của họ, phát hiện ra những kỹ năng, kiến thức tiềm ẩn, giúp ích cho công việc. Và tất nhiên họ luôn tìm cách giúp nhân viên của mình đạt được những mục tiêu đó.
Ngược lại, khi những nhân viên tài năng và thông minh nhận thấy mình đang làm những điều quá dễ dàng hay nhàm chán, họ sẽ tìm kiếm các công việc khác để thử thách bản thân thay vì an phận ngồi một chỗ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét