Gần như tất cả các công việc HR đều có thể gán cho cái mác: làm thế là để tạo động lực. Ví dụ như công việc giải quyết thôi việc. Dưới góc nhìn tạo động lực, nếu HR giải quyết thôi việc một cách tốt đẹp sẽ tạo cảm giác yên tâm cho nhân viên rằng công ty sẽ không đối đãi tệ bạc với họ cho dù họ có nghỉ việc ở đó. Mọi quyền lợi của họ sẽ được đảm bảo.
Việc tạo động lực là việc của nhân sự. Ngoài ra quản lý và lãnh đạo công ty cũng phải làm việc này. Tôi còn nhớ có bạn từng hỏi tôi rằng: quản trị nhân sự là việc của ai ? Câu trả lời luôn rõ như ban ngày: là của sếp và các HR. Đến giờ tôi nghĩ lại, thực ra các HR chỉ là người hỗ trợ ( support ) cho các quản lý trong việc này mới đúng. Nói về sếp và quản lý tôi tiếp tục miên man nhớ đến chủ đề: Làm thế nào để tăng hiệu quả làm việc cho nhân viên ? Hay Cách quản lý nhân sự hiệu quả ? Nếu quan tâm, thân mời anh chị em đọc 2 bài viết về chủ đề này:
( Xem thêm: sơn nền nhà xưởng )
Càng tìm hiểu về tạo động lực mới thấy nhân sự phải có tool ( công cụ ) để làm việc này. Và nó phải được trang bị cho các quản lý. Tool tạo động lực có 2 loại:
- Cầm nắm sờ mó được (hiện hữu)
- Không cầm nắm sờ mó được (vô hình)
Bên lý thuyết nhân sự, họ thường phân thành các công cụ tài chính và phi tài chính hoặc phân thành vật chất và tinh thần. Phân kiểu nào thì theo tôi nó cũng có tính tương đối chứ không thể rạch ròi ra được. Càng tìm hiểu, áp dụng thì càng thấy tool tạo động lực nhiều vô kể ,miễn sao nhân viên đạt được kết quả công việc. Mỗi 1 tool sẽ nhắm tới 1 yếu tố nào đó nhất định và chủ đạo. Và người sử dụng tool chính là quản lý trực tiếp còn HR sẽ hỗ trợ, cung cấp tool, tác động đến nhân viên qua quản lý. Tuy nhiên trong 1 số trường hợp, HR có quyền sử dụng tool để tác động trực tiếp tới nhân viên. Ví dụ như quản lý từ chối sử dụng tool hoặc quản lý đã làm 1 cái gì đó vượt ra khỏi quy định của công ty ...
( Xem thêm: thi công sơn sàn bệnh viện )
- Blogger Comment
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét